Amoni là gì? Amoni có độc hại không? Xử lý Amoni trong nước như thế nào?

27-12-2021, 9:41 am

Ngày nay, tại các khu vực nhà riêng, biệt thự, văn phòng, cao ốc…dù đã được trang bị hệ thống xử lý nước nhưng mức độ nhiễm Amoni vẫn luôn ở mức cao vượt tiêu chuẩn quy định khiến người dùng lo ngại. Amoni là gì? Phương pháp nào được sử dụng để xử lý Amoni hiệu quả?. Cùng Sakura tìm ngay câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Amoni là gì?

Tìm hiểu về Amoni là gì?

Tìm hiểu về Amoni là gì?

Amoni có công thức hoá học là NH4, là chất khí không màu, có mùi khai. Amoni tồn tại trong nước dưới hai dạng là NH3 và NH4+.

Trên thực tế, Amoni không gây độc trực tiếp mà chính sản phẩm chuyển hoá từ Amoni là Nitrit và Nitrat mới là yếu tố gây độc. Amoni kết hợp với chất amin có trong thực phẩm hoặc trong cơ thể con người tạo ra nitrosamine gây bệnh ung thư. 

Theo QCVN 02:2009/BYT ngày 17 tháng 6 năm 2009, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước sinh hoạt, quy định nồng độ Amoni không được vượt quá 3mg/l.

Cách nhận biết Amoni trong thực tế

Cách nhận biết Amoni đơn giản nhất

Với đặc tính Amoni không tồn tại lâu trong nước mà dễ dàng chuyển hoá thành nitrit. Nitrite trong nước gây ức chế enzym, vì vậy cách nhận biết Amoni nhanh nhất là luộc thịt. 

Nếu trong quá trình luộc thịt, thịt chín những vẫn giữ nguyên màu đỏ như sống chứng tỏ nước đã bị nhiễm amoni.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiễm bẩn Amoni trong nước: quá trình canh tác nông nghiệp (sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc trừ sâu, hoá chất độc hại), sản xuất công nghiệp, dùng cloramin khử trùng,...

Khi hàm lượng Amoni trong nước cao hơn tiêu chuẩn chứng tỏ nguồn nước nhà bạn đang sử dụng đã bị ô nhiễm bởi chất thải động vật, nước thải sinh hoạt và có khả năng nhiễm khuẩn bởi các vi khuẩn, vi rút độc hại khác. 

Theo đo lường, những khu vực có hàm lượng nhiễm amoni cao hiện nay tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM, các tỉnh đồng bằng ven biển,...Trong số đó, một số khu vực ở Hà Nội dẫn đầu như Đường Láng, Hoàng Mai, Thanh Trì, Hà Đông,....có mẫu xét nghiệm hàm lượng amoni vượt tiêu chuẩn gấp 3-5 lần, nặng hơn là 8 lần (trung bình khoảng 12mg/l). Đây là vấn đề cấp bách cần được xử lý triệt để trước khi gây hại nghiêm trọng đến cuộc sống con người.

Amoni trong nước ảnh hưởng như thế nào tới sức khoẻ

Amoni trong nước ảnh hưởng như thế nào tới sức khoẻ

Như đã nói ở trên, bản thân Amoni không gây độc hại với cơ thể nhưng nếu tồn tại trong nước với hàm lượng quá lớn, vượt tiêu chuẩn cho phép sẽ chuyển hoá thành các chất gây ung thư và gây ra các bệnh nguy hiểm tới tính mạng.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, 1g amoni khi bị chuyển hoá sẽ tạo ra 2,7g nitrit và 3,65g nitrat. Trong khi hàm lượng tiêu chuẩn trong cơ thể của nitrit là 0,1mg/lít và của nitrat là 10-50mg/lít.

Amoni hút oxy trong cơ thể: Amoni tồn tại trong nước quá nhiều sẽ dễ dàng chuyển hoá thành các chất độc hại, khó xử lý, còn độc hơn cả asen. Khi vào trong cơ thể, amoni có xu hướng hút hết các chất oxy của hồng cầu làm hemoglobin mất khả năng lấy oxy khiến cơ thể bị xanh xao, ốm yếu, khó thở do thiếu lượng oxi cần thiết trong máu. Đến một giai đoạn nào đó, amoni sẽ gây ngộp thở và tử vong tại chỗ nếu không cấp cứu kịp thời.

Cản trở quá trình xử lý nước: Amoni trong nước kết hợp cùng các vi lượng như hợp chất hữu cơ, photpho, sắt, mangan,.. tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển mạnh hơn, gây ảnh hưởng tới chất lượng nước sau lọc. Amoni còn làm giảm tác dụng của Clo, giảm hiệu quả khử trùng nước.

Gây ung thư: Một điều đáng bận tâm là khi nồng độ amoni trong nước quá cao, sẽ tạo thành các chất nitrit, nitrat độc hại, gây nguy hiểm cho con người. Nitrat cản trở sự hấp thụ vitamin vào cơ thể, kết hợp với amin để tạo ra nitrosamine là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh ung thư.

Với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng: Ức chế sự phát triển của trẻ, đường hô hấp bị vi khuẩn xâm nhập khiến trẻ dễ bị ốm, cơ thể xanh xao, thiếu máu, khó thở. Nguy hiểm hơn, khi tiếp xúc với cơ thể trẻ sơ sinh, nitrat dễ dàng kết hợp với vi khuẩn đường ruột có sẵn chuyển hoá thành nitrit, có mức độ gây độc cao hơn rất nhiều lần so với nitrat. 

Các cách loại bỏ Amoni (NH4) trong nước hiệu quả 

Amoni có trong nước báo hiệu nước đã nhiễm các chất hữu cơ không thể xử lý bằng các phương pháp thông thường được. Dưới đây là một vài phương pháp loại bỏ Amoni hiệu quả được nhiều người vận dụng xử lý trước khi cho nguồn nước xả thải ra môi trường. 

Các cách loại bỏ Amoni (NH4) trong nước hiệu quả

Phương pháp Clo hoá nước 

Phương pháp đầu tiên và dễ nhất mà không thể bỏ qua là phương pháp clo hoá nước. Dùng Clo để khử Amoni là phương pháp rất phổ biến và thường nhiều gia đình sử dụng để xử lý nước thải sinh hoạt nhiễm amoni. 

Clo sau khi cho vào nước sẽ tạo ra một hỗn hợp axit gồm: axit clohidric, axit hipoclorơ. Tuy nhiên, để vận dụng được phương pháp này yêu cầu người dùng phải có sự am hiểu hóa học vì 

Phương pháp làm thoáng

Phương pháp làm thoáng được tiến hành dựa trên nguyên lý về sự bay hơi. NH3 sẽ bay hơi khỏi bề mặt nước, kéo nồng độ Amoni trong nước xuống mức thấp nhất. 

Tháp khử khí amoniac NH3 thường được thiết kế để khử khí amoniac với nồng độ đầu vào 20-40mg / 1l và nồng độ dư đầu ra 1-2mg / l nên hiệu suất khử khí của tháp làm thoáng được đánh giá đem lại hiệu quả khoảng 90-95%. 

Khi pH≥11, hiệu suất khử khí NH3 của tháp liên quan nhiều đến nhiệt độ nước. Khi nhiệt độ nước tăng, tốc độ và số lượng ion NH4 chuyển hóa thành NH3 cũng tăng nhanh.

Phương pháp trao đổi ion

Trao đổi ion là phương pháp khử Amoni đơn giản, dễ hiểu nhờ cho nước đi qua bể lọc cationit.

Trong bể lọc, hai ion (NH4)+ và NA+ sẽ thực hiện quá trình trao đổi, NH4 bị giữ lại trên bề mặt, Na sẽ đi vào nước. 

Qua bể lọc cation, lớp lọc chặn các ion NH4 + hòa tan trong nước bám tồn tại trên bề mặt các hạt và bổ sung ion Na + vào nước. Để giảm NH4 +, pH của nước đầu vào phải > 4 và < 8. 

Vì khi giá trị pH nhỏ hơn hoặc bằng 4, bộ lọc cation sẽ giữ lại ion H + cùng một lúc, làm giảm hiệu suất khử NH4 +. 

Khi pH> 8, một phần ion NH4 + sẽ chuyển thành dạng khí hòa tan NH3 không tác dụng với các cation. 

Sử dụng màng RO

Máy lọc nước RO với màng RO có kích thước siêu nhỏ chỉ < 0,005μm, chỉ cho nước đi qua, các chất rắn hoà tan, chất rắn lơ lửng, amoni độc hại sẽ bị giữ lại, đảm bảo an toàn nguồn nước cũng như sức khỏe.

Công nghệ RO thẩm thấu ngược là một trong những công nghệ lọc nước hiện đại, xử lý tốt mọi vấn đề liên quan đến nguồn nước và được nhiều người nội trợ ưa chuộng. 

Sở hữu những tính năng vượt trội cùng thiết kế hiện đại, máy lọc nước RO đang dần chiếm trọn tình cảm của giới nội trợ Việt và trở thành sản phẩm bán chạy dẫn đầu ngành. 

Nâng độ pH trong nước 

Điều chỉnh độ pH cũng là cách để loại bỏ Amoni trong nước, tạo điều kiện cho NH4+ chuyển sang dạng NH3, kết hợp với sục khí và nhiệt độ để thúc đẩy cho amoniac bay hơi.

Có rất nhiều phương pháp được áp dụng để xử lý amoni trong nước thải. Trên đây là một vài phương pháp mà Sakura cho là đơn giản, tiết kiệm năng lượng và rút ngắn thời gian để bạn nhanh chóng giải quyết triệt để vấn đề nguồn nước tại nhà. Đừng chần chừ lâu hơn bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ và tinh thần cả gia đình, gây đảo lộn cuộc sống lý tưởng của bạn. 

 

Bài viết khác

Sản phẩm đã xem

Yêu cầu gọi lại
Chat ngay qua Messenger Chat ngay qua Zalo

-->