Đăng ký Nhận Báo Giá 2024
GỬI NGAYLời đồn sử dụng bếp từ gây tốn điện khiến người tiêu dùng lo lắng, chần chừ khi có ý định tìm mua. Vậy, sự thật đằng sau là gì? Cùng Sakura bước vào hành trình khám phá để giải mã bí mật: Bếp từ có tốn điện không? trong bài viết dưới đây nhé.
Bếp từ có tốn điện không?
Muốn biết bếp từ có tốn điện không, trước hết bạn nên tìm hiểu xem bếp từ là gì và cơ chế hoạt động của nó. Có rất nhiều người nhầm lẫn giữa bếp từ và bếp hồng ngoại. Trên thực tế, bếp từ và bếp hồng ngoại hoạt động dựa trên 2 cơ chế hoàn toàn khác nhau.
Bếp từ hoạt động dựa trên nguyên lý từ trường trong cuộn dây và dòng điện Foucault.
Đặt 1 cuộn dây dẫn điện dưới một tấm vật liệu cách điện thường là sứ hoặc thuỷ tinh. Khi cho dòng điện chạy qua dây dẫn, cuộn dây sẽ ngay lập tức tạo ra từ trường trong khoảng cách là vài milimet trên bề mặt bếp.
Khi đặt nồi lên, đáy nồi nhiễm từ sẽ nằm trong từ trường này, sinh ra dòng điện Foucault và nóng lên, làm chín thức ăn giống với cách đun nấu thông thường.
Bếp từ là sản phẩm thông dụng được ưu tiên sử dụng trong các căn bếp hiện đại ngày nay. So với bếp gas thì sản phẩm này có nhiều ưu điểm hơn cả. Tuy nhiên, thắc mắc thường xuyên nhất của người dùng là sử dụng bếp từ có tốn nhiều điện không. Tiền điện dùng bếp từ có đắt hơn tiền mua gas.
Có rất nhiều người không hiểu rõ về bếp điện từ, chỉ nghe từ bên ngoài và cho rằng bếp từ tốn điện. Đó là quan niệm sai lầm.
Bếp từ có hiệu suất sử dụng lên đến 90%, trong khi bếp gas là 40%, bếp điện là 60% và lò vi sóng là 70%. Để tính được chính xác lượng điện năng tiêu thụ mỗi tháng, bạn cần nắm rõ công suất tiêu thụ của bếp (Được ghi rõ trên tem mác, bao bì thiết bị).
Chẳng hạn, với bếp từ đôi 2 vùng nấu có tổng công suất là 4200W, công suất mỗi vùng là 2100W. Thời gian đun nấu trung bình là 60 phút và dùng đồng thời 2 vùng nấu ở mức công suất cao nhất.
Thời gian đun nấu 1 tháng là: 60 x 30(ngày) = 1800 phút tương đương với 30 giờ. Từ đó suy ra, số điện tiêu thụ của bếp là 30 x 4 = 120 Kwh ~ 180.000 đồng.
Hoặc có thêm một cách tính đơn giản hơn bạn có thể tham khảo. Với bếp từ đơn có công suất 2000W. Trung bình thời gian nấu 1 bữa ăn là 30 phút. Bạn sẽ có: 0,5(h) x 2000W = 1KW ( số điện)
Ngày nấu 2 bữa với số điện là 1.500 đồng sẽ có: 1 x 1,5 x 2 bữa = 3.000 đồng/ ngày. Vậy 1 tháng có 30 ngày x 3.000 đồng = 90.000 đồng ( đối với bếp từ đơn).
Để có thêm cơ sở cho người dùng lựa chọn, chúng tôi tiến hành thí nghiệm đun 1 lít nước trên cả bếp từ và bếp gas, cho ra số liệu thực tế như bảng dưới đây:
1 lít nước | Bếp từ | Bếp gas |
Thời gian đun | 2 phút 58s | 4 phút 24s |
Vật tư tiêu hao | 0.1Kw điện | 17 gam gas |
Tiền điện | ~ 160vnđ ( 1kw = 1.600vnđ) | ~ 425 vnđ ( 12kg = 300 vnđ) |
Anh Hùng ( Ba Vì, Hà Nội) cho biết: “ Ngày trước dùng bếp gas, vào mùa hè nấu ăn rất nóng bức nên tôi rất lười xuống bếp, cả nhà chủ yếu ăn ngoài. Khi chuyển sang dùng bếp từ, nhiệt toả ra bếp ít hơn, thoải mái bật điều hoà hay bật quạt trong bếp mà không lo tạt lửa. Giá gas lên, dùng bếp từ tiết kiệm được tiền hơn hẳn, không lo độc hại, cháy nổ, chỉ lo mất điện.”
Để sử dụng bếp từ tiết kiệm điện, yếu tố tiên quyết đầu tiên là cần chọn những mẫu bếp có công nghệ tiết kiệm điện ưu việt của các thương hiệu nổi tiếng như: Bosch, Hafele, Chefs, Teka,...
Bên cạnh đó, bạn cũng cần để tâm đến một vài yếu tố dưới đây:
Cách sử dụng bếp từ tiết kiệm điện
Trước khi muốn sử dụng bếp từ, bạn cần đọc kỹ thông tin chỉ dẫn kèm ý nghĩa của các biểu tượng trên bếp để có thể chọn đúng chức năng nấu của bếp.
Sai lầm phổ biến của người mới sử dụng bếp chính là bật chế độ nấu không đúng cách, đôi khi xảy ra sự cố nguy hiểm, nhất là khi đang đặt dụng cụ nấu ăn trên bếp.
Bếp điện từ có khả năng truyền nhiệt nhanh, làm nóng nhanh gấp nhiều lần so với bếp gas. Do đó, nếu bật chế độ nhiệt cao trước khi cho thức ăn vào, nồi chảo rất dễ bị cháy. Lời khuyên tốt nhất là bạn không nên bật chế độ nhiệt quá cao khi trong nồi chưa có nguyên liệu, nên để nhiệt độ thấp nhất rồi tăng nhiệt từ từ trong quá trình nấu ăn.
Bếp từ khá kén nồi, chỉ phù hợp với những nồi có chất liệu thép, sắt tráng men, thép không gỉ, inox hay nồi có đáy từ. Đáy nồi dày và phẳng, có đường kính từ 12cm- 26cm để tăng khả năng hấp thụ nhiệt.
Bạn không nên dùng chảo nhôm vì chất liệu này không nhiễm từ, do đó không nấu được trên bếp từ. Vả lại, chất liệu này cũng rất dễ gây xước bề mặt và không phải là chất liệu lý tưởng để sử dụng cho bếp từ.
Khi nấu ăn bằng bếp từ, bạn phải lựa chọn sử dụng những dụng cụ nấu nướng phù hợp như muỗng gỗ, muỗng xào,...có khả năng chống chịu nhiệt cao, tránh tình trạng chảy muỗng khi tiếp xúc với nhiệt quá cao.
Lời khuyên cho bạn là nên dùng muỗng kim loại vì có tác dụng dẫn nhiệt nhanh.
Bạn cũng nên lưu ý không để dụng cụ nấu trong xoong, nồi khi đang nấu vì có thể gây bỏng hoặc chảy nhựa.
Tắt bếp trước khi quá trình đun nấu là cách tiết kiệm điện hiệu quả nhất, bếp từ có chức năng giữ nhiệt vẫn giúp món ăn của bạn được giữ nóng ngay cả khi tắt bếp.
Tuy nhiên, cách làm này chỉ thích hợp với các món hầm vào xào, không phù hợp với món chiên nhiều dầu.
Đối với bếp từ, cần đặc biệt chú trọng quá trình lắp đặt theo tiêu chuẩn như sau:
Với những thông tin hữu ích ở trên, chúng tôi tin rằng, bạn đã phần nào giải đáp được thắc mắc bấy lâu nay: Sử dụng bếp từ có tốn điện không?
Câu hỏi này gây hoang mang cho nhiều người tiêu dùng, vô tình khiến họ lãng quên một thiết bị đun nấu hiện đại, tiện nghi, trở thành xu hướng nấu ăn an toàn trên thế giới.
Xóa tan những trăn trở vô nghĩa, bếp từ sẽ mang đến cho bạn bữa ăn ngon hoà quyện hương vị, tạo giây phút nấu ăn thăng hoa trong căn bếp ấm lửa yêu thương. Với Sakura, mọi khoảnh khắc trong cuộc sống bạn đều xứng đáng được lưu giữ và trân trọng.
Chúc bạn sẽ chọn mua cho gia đình bếp từ phù hợp và sử dụng hiệu quả.
✿