Đăng ký Nhận Báo Giá 2024
GỬI NGAYBếp từ không nhận nồi là một trong những tình trạng khá phổ biến gặp phải ở rất nhiều bếp. Vào thời gian cần chuẩn bị thức ăn cho gia đình, bếp từ đột ngột gặp trục trặc không nhận nồi, bếp không hiện nhiệt độ khiến bạn cảm thấy khó chịu. Đôi khi vì nhu cầu cấp thiết nên bạn quyết định mua bếp mới thay thế thay vì tìm hiểu nguyên nhân.
Vậy nguyên nhân gì khiến bếp từ không nhận nồi và có phải lúc nào chúng ta cũng cần thay mới? Cùng Sakura Việt Nam tìm hiểu các lỗi hay gặp ở bếp từ trong bài chia sẻ dưới đây nhé.
Bếp từ không nhận nồi nguyên nhân do đâu?
Bếp từ không nhận nồi là lỗi người dùng rất hay gặp phải khiến quá trình nấu ăn bị gián đoạn, người dùng cảm thấy mất niềm tin vào thương hiệu. Nguyên nhân đôi lúc chỉ đơn giản là bạn đặt sai vị trí, sai loại nồi hoặc rắc rối hơn là hỏng cảm biến. Tham khảo các nguyên nhân bên dưới để xem bếp nhà bạn đang gặp phải tình trạng nào nhé.
Khi bếp không nhận nồi bạn thường nghĩ ngay đến lý do lỗi kỹ thuật. Tuy nhiên, có những lý do đơn giản hơn bạn có thể chỉnh ngay lập tức như đặt nồi lệch so với vị trí của vùng nấu. Lúc này bảng điều khiển trên bếp sẽ phát tín hiệu cảnh báo, nhiệt không được truyền lên mặt bếp, không thể tiếp tục công việc nấu nướng.
Bếp từ là thiết bị rất kén nồi do nguyên lý hoạt động khác biệt so với các loại bếp sử dụng điện năng khác. Các từ trường trong cuộn dây đồng hoạt động biến thiên mạnh mẽ, sinh ra dòng điện Fuco và nhất định phải kết hợp với một cuộn dây thứ cấp khác mới có thể sinh ra nhiệt nóng để nấu chín thức ăn. Cuộn dây thứ cấp khác chính là đáy nhiễm từ ở xoong, chảo, nồi,...
Bởi vậy, khi mua bếp từ đặc biệt là các dòng bếp cao cấp, người dùng hay được khuyên mua kèm nồi dành riêng cho bếp để phát huy tối đa hiệu suất thiết bị.
Do đó, khi lựa chọn nồi, bạn cần quan tâm đến các vấn đề này để lựa chọn sản phẩm phù hợp, đảm bảo chức năng đun nấu đồng thời kéo dài tuổi thọ cho bếp.
Đáy nồi khi đun bếp từ phải luôn bằng phẳng để tiếp xúc với nhiệt sinh ra trên bề mặt bếp. Đáy nồi bị cong vênh, lồi lõm, không bằng phẳng cũng là một trong những nguyên nhân khiến bếp từ không nhận nồi. Do đó, trong quá trình sử dụng cần tránh va đập khiến nồi bị méo mó, biến dạng, tốn kém chi phí sửa chữa, thay mới.
Thực tế, mỗi thương hiệu và model bếp từ sẽ có công suất điện khác nhau tùy vào thiết kế. Vì thế, nếu sử dụng nguồn điện và hiệu điện thế không phù hợp thì bếp cũng không nhận nồi, không sinh nhiệt cảm ứng.
Thông thường, bếp từ nhập khẩu có công suất nấu khác bếp nội địa Việt. Do vậy, cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng sau khi mua bếp về để tránh sự cố xảy ra.
Cảm biến hoặc IC của bếp bị hư hại cũng là nguyên nhân khiến bếp không nhận nồi. Lỗi này cũng rất hay xảy ra khiến người dùng loay hoay không biết bếp hỏng do đâu.
Khi bếp quá nóng, bếp có thể tự động ngắt. Đây không được coi là lỗi đáng quan ngại mà thiết bị đang bật cơ chế tự bảo vệ khi quá nhiệt để đảm bảo an toàn hệ thống linh kiện bên trong và giữ an toàn cho người dùng.
Ngoài ra có một số nguyên nhân khác khiến bếp từ không nhận nồi là do hỏng hóc các linh kiện bên trong. Trường hợp này thường xảy ra ở các dòng bếp rẻ tiền, kém chất lượng, không có thương hiệu. Với các dòng bếp từ chính hãng, có thương hiệu, bạn yên tâm sẽ có đơn vị kỹ thuật hỗ trợ bảo hành, sửa chữa tận nhà cho bạn.
Dù bếp từ nhà bạn đang gặp phải tình trạng nào cũng đừng lo lắng, bởi mọi thứ đều có thể sửa chữa và khắc phục tuỳ mức độ.
Cách khắc phục lỗi bếp từ không nhận nồi
Với lỗi đặt lồi không đúng vị trí, bạn chỉ cần chỉnh lại vị trí sao cho nằm đúng chính giữa của mâm từ. Khi được đặt đúng vị trí, nồi sẽ hoạt động bình thường trở lại. Tình trạng này không liên quan đến lỗi kỹ thuật, chỉ là sai sót nhỏ nên bạn hoàn toàn có thể tự điều chỉnh ngay lúc đó.
Với tình trạng đáy nồi biến dạng, cách khắc phục nhanh nhất là mua nồi mới. Hầu hết các loại bếp từ sẽ nhận nồi có đáy bằng phẳng với đường kính trên 10cm. Sử dụng nồi biến dạng đáy không những bếp không nhận diện nồi mà còn làm ảnh hưởng đến bo mạch và cảm biến của bếp.
Bạn nên lựa chọn nồi có đáy nhiễm từ chuyên dùng cho bếp từ. Để biết nồi có đáy nhiễm từ hay không, sử dụng nam châm để phân biệt. Nếu nam châm bị đáy nồi hút chặt chứng tỏ đấy là đáy nhiễm từ, có thể sử dụng cho bếp. Nếu nam châm và đáy nồi đẩy nhau thì nồi đó không thể sử dụng cho bếp từ.
Ngoài ra, bạn cũng có thể nhận biết bằng các ký hiệu. Thông thường, với những nồi dành riêng cho bếp từ sẽ có dòng chữ ký hiệu Introduction đi kèm với biểu tượng của lò xo xoắn ốc.
Đối với cảm biến IC, cách duy nhất là sửa hoặc thay mới. Tuy nhiên, lỗi này không thể tự ý thay lắp đơn giản mà phải cần đến sự hỗ trợ của kỹ thuật viên có kinh nghiệm. Bạn không nên tự ý thay thế hoặc tháo dỡ khiến xảy ra lỗi hỏng hóc không đáng có. Bạn có thể liên hệ đội ngũ bảo hành tại chính địa chỉ bạn đã mua bếp hoặc các nơi cung cấp dịch vụ sửa chữa để khắc phục tình trạng này nhanh chóng.
Với lỗi này, bạn chỉ nhẹ nhàng nhấc nồi ra khỏi bếp khoảng 5-10 phút để bếp cho khoảng không tản nhiệt, chờ bếp nguội rồi tiếp tục đun lại. Đồng thời, bạn cần tiến hành kiểm tra xem khe thông gió có bị bịt kín không, nếu có cần bỏ chặn khe thông gió để làm mát cho bếp.
Trên đây là những lí do vì sao bếp từ không nhận nồi và hướng dẫn cách khắc phục với từng trường hợp lỗi cụ thể. Chỉ cần nắm rõ nguyên lý hoạt động của thiết bị bạn có thể tự tin giải quyết mọi vấn đề trục trặc phát sinh trong quá trình sử dụng. Chúc bạn và gia đình sẽ có những bữa ăn đầm ấm với thiết bị này.
✿