Chỉ Số BOD Là Gì? Vai Trò Và Cách Xử Lý BOD Trong Nước Thải

28-08-2023, 12:00 am

BOD là gì và có ý nghĩa như thế nào trong việc đánh giá chất lượng nguồn nước? Hãy cùng Điện máy Sakura tìm lời giải đáp ngay qua bài viết dưới đây, để tìm ra đáp án cho bản thân mình nhé!

Tìm hiểu BOD là gì?

Tìm hiểu BOD là gì?

Tìm hiểu BOD là gì?

BOD là gì? BOD là thuật ngữ viết tắt của Biochemical (hay còn được gọi Biological). Hiểu đơn giản là nhu cầu oxy sinh học. Khái niệm này thường được dùng để ám chỉ lượng lượng oxy trong môi trường hiếu khí mà các sinh vật tiêu thụ, tại một nhiệt độ xác định, khi các vi sinh vật cần phân huỷ vật chất hữu cơ cần cho sự sống. Nghe có vẻ mơ hồ, nhưng chỉ số này lại có ý nghĩa quan trọng trong việc đo lường chất lượng nguồn nước.

Trong môi trường nước, chúng ta không thể nhìn thấy oxi bằng mắt thường. Thực tế, hàm lượng oxi vẫn luôn hiện hữu, nhưng rất khó để quan sát, chúng có mặt ở hầu hết sông, suối, ao, hồ,...

Trên 1 triệu phân tử nước, chỉ có 10 triệu phân tử oxy tồn tại. Sự có mặt của oxy trong nước đóng vai trò quyết định đến sự sống còn của sinh vật thuỷ sinh. Chúng không thể tồn tại nếu nước không có oxi. 

Chỉ số BOD trong nước đóng vai trò gì?

Với một khái niệm đậm tính hóa sinh, vậy thực tế những ứng dụng của chỉ số BOD mà chúng ta cần nắm vững là gì? Những ứng dụng quan trọng nhất mà chúng ta cần biết là:

Đánh giá chất lượng nguồn nước.

Để đánh giá chất lượng nguồn nước, chỉ số BOD đóng một vai trò quan trọng. Nó thể hiện sự tồn tại của lượng oxy hòa tan bên trong, đồng thời cũng là yếu tố thể hiện mức độ phân huỷ của các hợp chất hữu cơ trong môi trường nước. Việc quan tâm tới chỉ số BOD giúp các nhà khoa học, những đối tượng liên quan nắm được chất lượng nguồn nước, tính “sống" trong nước và quan trọng hơn là mức độ ô nhiễm của nước.

 

BOD là gì? BOD có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá chất lượng nguồn nước

BOD là gì? BOD có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá chất lượng nguồn nước

Vào một số thời điểm khắc nghiệt của thời tiết: như tiết trời nắng nóng mùa hè hay độ ẩm dâng cao, lượng phân bón hoá học đổ vào nguồn nước nhiều hơn, khiến cho lượng oxy trong nước cũng bị tác động. Lượng oxy giảm khiến đời sống vi sinh vật trở nên khó khăn hơn.

Đánh giá mức độ sống của vi sinh vật hữu cơ

Nắm được mức độ tiêu ảnh hưởng từ nồng độ oxy trong nước có ý nghĩa thực tiễn quan trọng khi chúng ta có thể nhận biết “mức độ sống” của vật chất hữu cơ, vi sinh vật. Nhu cầu oxy sinh hoá được thể hiện qua quá trình phân huỷ vật chất hữu cơ và diễn ra liên tục theo chu kỳ. Cụ thể, chúng ta có phản ứng hoá học trong trường hợp này:

Chất hữu cơ + Oxy —--> CO2 + nước + sản phẩm trung gian + tế bài mới

Thông qua công thức phản ứng, chúng ta có thể dễ dàng nắm được lượng chất thải hữu cơ còn tồn tại, quan trọng hơn là chúng phải có khả năng bị phân huỷ bởi các vi sinh vật trong môi trường nước.

Làm cơ sở cho việc đánh giá nước thải

Để biết nước thải đầu ra có đạt chuẩn hay không, thì BOD cũng là một trong những chỉ tiêu quan trọng. dựa vào chỉ số BOD đo lường được, các chuyên gia sẽ xác định được mức độ tác động tới môi trường, từ đó đề ra phương pháp xử lý nước thải tối ưu nhất, thân thiện nhất với môi trường.

Khi chỉ số BOD thấp, nguồn nước đương tối an toàn để thải ra môi trường. Nhưng một khi vượt ngưỡng quy định, cho thấy mức độ ô nhiễm hợp chất hữu cơ đang diễn ra rất trầm trọng, cần có biện pháp xử lý thích đáng để đảm bảo nước thải an toàn trước khi thải ra.

“BOD là gì” hẳn là nghi vấn đã được giải đáp khi bạn đọc đến đây. Tuy nhiên, để biết chỉ số BOD cơ bản trong các nguồn nước hiện nay thì không phải ai cũng tường tận. Dưới đây là liệt kê các chỉ số BOD tiêu biểu cho từng loại nước thải:

  • Nước thải sinh hoạt của các hộ dân cư: Mức BOD vào từ 100-200ml
  • Nước thải trong công nghiệp xi mạ: Mức BOD từ 300 – 1000 mg/L
  • Nước thải trong sản xuất rượu bia: Mức BOD từ 800 – 2000 mg/L
  • Nước thải trong ngành công nghiệp giấy: Mức BOD từ 2000 – 3000 mg/L
  • Nước thải trong sản xuất cao su: Mức BOD từ 3000 – 10000 mg/L
  • Nước thải trong dệt nhuộm: Mức BOD từ 500 – 3000 mg/L
  • Nước thải trong chăn nuôi: Mức BOD từ 3000 – 5000 mg/L
  • Nước thải trong mía đường: Mức BOD từ 1600 – 5000 mg/L
  • Nước thải BOD trong chế biến thuỷ sản: Mức BOD vào khoảng từ 2000-5000ml

Phương pháp xác định và hướng xử lý BOD trong nước thải

Điều kiện xác định BOD

Để nắm được cách xác định, hướng xử lý BOD, chúng ta cần nắm được những thông tin:

Thứ nhất, về điều kiện cần để có phản ứng oxi hoá khử

Mức BOD đo lường phụ thuộc rất nhiều vào thời gian ổn định và nhiệt độ nên khi đo, chúng ta cần đảm bảo môi trường ở điều kiện nhiệt độ lý tưởng, điều kiện thẩm thấu và ngay cả độ pH phải thích hợp. Các điều kiện về nhiệt độ, vi sinh vật và điều kiện seed đồng thời được thoả mãn.

Thứ hai, về điều kiện phải thỏa mãn

Nguồn nước tốt nhất để đánh giá BOD là nước cất, tức nước không chứa tảo hay vi khuẩn, độ pH nằm trong khoảng an toàn từ 6,5 đến 8,5. Nước pha loãng tốt hơn khi được sục khí cho đến lúc bão hoà oxy, Nito, điều kiện thẩm thấu được duy trì bằng Na3PO4 và K3PO4. 

Phương pháp xác định và hướng xử lý BOD trong nước thải

Phương pháp xác định và hướng xử lý BOD trong nước thải

Phương pháp xác định BOD trong nước

Theo nguồn wikipedia, để xác định chỉ số BOD, bạn có thể đo lường bằng cách hoà tan mẫu nước thử với nước đã bão hoà oxy. Tiến hành đậy nắp mẫu thử và đo oxy hòa tan. Giữ mẫu thử ở nhiệt độ 20 độ C đệ tránh tác động quang hợp trong vòng 5 ngày. Sau đó, lấy mẫu ra và đo lượng oxy hòa tan. Hiệu của lượng DO (oxy hòa tan) sau thí nghiệm và giá trị DO ban đầu chính là chỉ số BOD.

Một phương pháp hiện đại hơn để đo BOD được áp dụng phổ biến hiện nay là đo BOD Oxitop. Thực hiện bằng cách đặt chai trong tủ 20 độ C trong liên tục 5 ngày, chỉ số BOD sẽ tự động được xác định khi nhiệt độ chạm ngưỡng 20 độ C. giá trị BOD biến động được cập nhật ghi nhận sau mỗi 24 tiếng thôi qua.

Hướng xử lý BOD trong nước

Để xử lý BOD, người ta thường ưa chuộng các sản phẩm vi sinh. Tuỳ từng loại chất thải, chúng ta có thể xác định sản phẩm vi sinh xử lý cho phù hợp, vì mỗi sản phẩm sẽ lại phù hợp với các loại chất thải khác nhau.

Nguyên lý hoạt động của biện pháp này là “hoà tan". Cụ thể, chủng vi sinh sau khi hoà tan vào nước sẽ phân huỷ các chất bẩn. Các vi sinh vật có nhiệm vụ nhận năng lượng, xử lý chất thải và nhận năng lượng từ các phản ứng, từ đó sinh sản theo cấp số nhân, đẩy nhanh tốc độ phân huỷ, các chất bẩn hữu cơ trong nước thải từ đó được phân huỷ, lượng oxy cần thiết cho phản ứng sinh hóa sẽ giảm, từ đó làm giảm chỉ số BOD.

Một hạn chế của phương pháp này là nước sau khi được xử lý chưa đủ độ sạch để sử dụng làm nước sinh hoạt. Tại những vùng nông thôn, khi nhu cầu về nước tăng cao, sử dụng phương pháp này để lọc sạch nước trước khi dùng vốn không thể đảm ứng nguồn nước sạch liên tục. Bởi nước sau khi xử lý bằng phương pháp sinh học sẽ cần rất nhiều thời gian để cân bằng lại chủng vi sinh.

Vì thế, sử dụng thêm hệ thống lọc tổng trước khi đưa nước vào sử dụng là bô cùng cần thiết. các thiết bị lọc tổng bới sức mạnh khổng lồ và hệ thống lõi đa lớp sẽ giúp bạn xử lý nguồn nước bẩn, giải quyết mọi âu lo về nước, đảm bảo nguồn nước sau lọc đạt chuẩn theo quy định của bộ y tế.

Với những thông tin trên đây, tin rằng bạn đã nắm được BOD là gì cùng những thông tin xoay quanh chỉ số đặc biệt này. Để lại ý kiến dưới phần bình luận nếu bạn còn băn khoăn thắc mắc liên quan nhé!

Bài viết khác

Sản phẩm đã xem

Yêu cầu gọi lại
Chat ngay qua Messenger Chat ngay qua Zalo

-->