Đăng ký Nhận Báo Giá 2024
GỬI NGAYÔ nhiễm không khí ngày càng đang ở trong tình trạng báo động, do vậy chỉ số chất lượng không khí cũng được nhiều người quan tâm hơn cả để có thể nhận biết và theo dõi chất lượng không khí khu vực mình đang sinh sống. Vì vậy. dienmaysakura.vn sẽ gửi đến bạn những thông tin tổng quan về chỉ số chất lượng không khí cùng những ảnh hưởng của nó đến sức khỏe con người thông qua bài viết chi tiết dưới đây.
Tìm hiểu về chỉ số chất lượng không khí
Chỉ số chất lượng không khí hay còn được gọi là AQI (Air Quality Index), nó được coi là thước đo đơn giản hóa mức độ ô nhiễm không khí và đánh giá không khí xung quanh chúng ta là sạch hay đang bị ô nhiễm, nếu ô nhiễm thì là đang ở mức độ nào. Chỉ số AQI càng cao thì chất lượng sức khỏe của cộng đồng càng bị ảnh hưởng lớn.
Theo Cơ Quan Bảo Vệ Môi Trường Hoa Kỳ (EPA) tính toán thì chỉ số AQI có 5 thông số ô nhiễm không khí chủ yếu, cụ thể gồm:
Các loại hạt bụi PM 2.5 và PM 10 được hình thành từ các chất như sunphua, cacbon, nitơ và một số hợp chất kim loại khác. Ở nhiều thành phố lớn, các hạt bụi mịn PM 2.5 chủ yếu được sản sinh ra từ các hoạt động sản xuất công nghiệp như đốt nhiên liệu hóa thạch hoặc bụi đến từ các công trình xây dựng, đốt rác thải, bụi từ đường phố, phá rừng, hút thuốc,... và đặc biệt là đến từ lượng khí thải từ các phương tiện giao thông.
Đối với từng chất gây ô nhiễm, Cơ Quan Bảo Vệ Môi Trường Hoa Kỳ (EPA) đã đưa ra các tiêu chuẩn chất lượng không khí quốc giá để bảo vệ sức khỏe của cộng đồng. EPA đã đưa ra các quy định màu sắc cụ thể cho từng khoảng giá trị AQI để mọi người có thể dễ dàng nhận thấy được chất lượng không khí nơi mình sinh sống đang bị ô nhiễm ở mức độ nào.
Tại nhiều quốc gia trên thế giới, chính phủ đất nước họ còn ban hành chỉ số chất lượng không khí AQI riêng như chỉ số ô nhiễm không khí Malaysia, chỉ số sức khỏe và chất lượng không khí Canada, tiêu chuẩn ô nhiễm của Singapore.
Những chỉ số xác định chất lượng không khí
Để xác định chỉ số chất lượng không khí AQI, chúng ta cần sử dụng đến các dụng cụ kỹ thuật chuyên dụng để đo nồng độ trung bình các chất dưới đây trong không khí theo một khoảng thời gian nhất định là 1 giờ, 8 giờ hoặc 24 giờ. Các chất cụ thể, bao gồm:
Sau khi tiến hành đo lường xong, chúng ta tính toán được chỉ số trung bình để xếp hạng theo thứ bậc như sau:
Chỉ số chất lượng không khí tại Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới được căn cứ dựa theo chỉ số AQI. Theo số liệu công bố ngày 28/2/2021 từ trang thông tin điện tử và nền tảng ứng dụng PAM Air của Công ty Cổ phần Tư vấn và Tích hợp công nghệ D&L quản lý, chỉ số chất lượng không khí AQI tại các khu vực miền Bắc, miền Nam và miền Trung có sự khác biệt rõ rệt được thể hiện như sau:
Thực trạng về chất lượng không khí tại Việt Nam
Theo bản đồ quan trắc chất lượng không khí cho thấy, các tỉnh và thành phố miền Bắc có chỉ số chất lượng không khí AQI màu đỏ (ở mức xấu) và màu cam (ở mức kém).
Điển hình như tại khu vực Hà Nội, chỉ số ô nhiễm không khí luôn ở mức cao có thể lên tới 170. Tình trạng này được đánh giá là rất xấu và thành phố Hà Nội cũng đã đưa ra cảnh báo người dân nên hạn chế ra đường hoặc phải đeo khẩu trang cẩn thận khi có việc cần thiết phải đi ra ngoài.
Nguyên nhân khiến cho chất lượng không khí ở miền Bắc xuống mức thấp là do mật độ dân cư cùng các phương tiện giao thông ngày càng tăng nhanh. Đồng thời sự phát triển của các khu công nghiệp cũng khiến cho chất lượng không khí của miền Bắc bị ảnh hưởng đáng kể.
Theo bản đồ quan trắc khu vực miền Trung, chất lượng không khí hầu hết ở các điểm đều có màu xanh và được đánh giá là ở mức tốt, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Ngoài ra, tại một số ít điểm quan trắc khác thì có màu vàng, nghĩa là chất lượng không khí ở mức trung bình.
Với đặc điểm là vùng có ít khu công nghiệp và ít cư dân sinh sống nên có chất lượng không khí AQI luôn đạt ở mức tốt nhất cả nước.
Với các tỉnh thành phố ở khu vực miền Nam, chất lượng không khí AQI tại nhiều điểm quan trắc có màu vàng (chất lượng không khí thuộc mức trung bình). Tuy không gây ảnh hưởng tiêu cực quá lớn tới đời sống con người, nhưng đối với trẻ nhỏ và người già, những người dễ mắc bệnh tim mạch hay hô hấp thì sức khỏe rất rất dễ bị suy giảm.
Miền Nam được coi là đầu tàu kinh tế của cả nước, do vậy các hoạt động kinh doanh và sản xuất của người dân diễn ra vô cùng mạnh mẽ. Điều đó, cũng thể hiện cho việc vì sao mà chất lượng không khí ở đây chỉ đạt mức trung bình.
Chất lượng không khí ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe con người?
Chỉ số chất lượng không khí AQI càng cao thì biểu hiện mức độ không khí ở khu vực đó càng trở nên ô nhiễm. Chính vì vậy, khi tiếp xúc lâu trong môi trường không khí nhiều nguy hại thì con người rất dễ mắc nhiều bệnh lý nghiêm trọng, đặc biệt là các bệnh liên quan đến hệ hô hấp.
Khi hít phải không khí ô nhiễm, hệ hô hấp của chúng ta sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực và tác động rõ rệt nhất lên phổi. Các biểu hiện dễ thấy nhất khi tiếp xúc nhiều trong môi trường ô nhiễm không khí bao gồm các hiện tượng như khó thở, kích ứng đường hô hấp, viêm mũi, viêm họng, viêm phổi, hoặc tăng nguy cơ hen suyễn,... Nguy hiểm hơn có thể dẫn tới một số bệnh như ung thư phổi, ung thư vòm họng,...
Với những phụ nữ mang thai đang sinh sống trong khu vực ô nhiễm không khí sẽ có nguy cơ sinh con mắc chứng tự kỷ cao gấp 2 lần thông thường. Mức độ ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến thai nhi sẽ càng tăng cao vào trong giai đoạn cuối của thai kỳ.
Bên cạnh đó, ô nhiễm không khí cũng được cho là nguyên nhân làm suy giảm chất lượng tinh trùng, gây ảnh hưởng lớn đến khả năng có con của nam giới.
Các hạt bụi mịn với kích thước rất nhỏ cùng các chất ô nhiễm khác có thể đi vào trong phổi và nhanh chóng phát tán vào hệ tuần hoàn, gây ảnh hưởng đến tim mạch. Từ đó có thể dẫn đến tình trạng giãn nở và co thắt mạch máu. Dưới tác động của ô nhiễm không khí, các mạch máu có thể sẽ bị giảm kích cỡ, cản trở lưu thông huyết mạch. Chỉ số ô nhiễm không khí càng cao cũng sẽ làm tăng nguy cơ tạo cục máu đông ở động mạch, nguyên nhân chính dẫn đến bệnh nhồi máu cơ tim.
Ô nhiễm không khí là một trong những yếu tố khiến cho thận ở trong cơ thể không thể lọc hết được các phân tử ô nhiễm ở trong máu. Khi đó thận sẽ bị tổn thương và dẫn đến một số chứng bệnh nghiêm trọng như suy thận.
Không chỉ có những tác hại trên đây tới sức khỏe con người, mà những người sinh sống lâu ngày trong khu vực ô nhiễm không khí cũng sẽ dễ mắc một số bệnh khác như cơ thể mệt mỏi, đau đầu, lão hóa da, đau nhức xương khớp,...
Để có được một môi trường không khí trong lành phải cần tới rất nhiều sự chung tay và góp sức của cả chính phủ và người dân. Dưới đây là một số phương pháp kiến nghị để cải thiện chỉ số chất lượng không khí tại Việt Nam:
Cải thiện chất lượng không khí bằng cách củng cố quy hoạch đô thị ở các thành phố lớn
Như đã trình bày ở trên, ô nhiễm không khí một phần đến từ việc mật độ xây dựng cùng dân cư tăng nhanh và dày đặc. Do đó, tại các thành phố lớn như Hà Nội hay TP. Hồ Chí Minh cần di chuyển những khu vực đông dân như trường đại học, bệnh viện ra bên ngoài, không nên tập trung vào khu vực trung tâm thành phố. Ngoài ra cũng cần di dời các khu công nghiệp, nhà máy để giảm thiểu các chất gây ô nhiễm không khí.
Bên cạnh đó, thành phố cũng cần hoàn thiện các hệ thống giao thông công cộng như xe bus điện, tàu điện để giảm thiểu lượng khí thải độc hại ra bên ngoài môi trường, hướng tới việc sử dụng các phương tiện công cộng với năng lượng xanh.
Cần tăng cường các biện pháp quản lý của nhà nước đối với các hoạt động rơm rạ, phụ phẩm nông nghiệp và các chất thải khác. Theo đó, người dân không được phép đốt rơm rạ, phụ phẩm cây trồng sau khi thu hoạch mà nên chuyển sang các phương pháp xử lý khác thân thiện với môi trường hơn để bảo đảm chất lượng không khí cũng như sức khỏe cộng đồng.
Ngoài ra cũng cần thực hiện một số giải pháp khác như:
Chỉ số chất lượng không khí AQI là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá chất lượng không khí tại một khu vực hoặc quốc gia nào đó. Hy vọng, bài viết đã mang tới cho bạn nhiều thông tin hữu ích để bạn có thể hiểu hơn về chất lượng không khí tại Việt Nam cũng như các giải pháp để cải thiện chất lượng không khí hiện tại.
✿