Không khí là gì? Thành phần, sự ảnh hưởng và cách bảo vệ không khí trong lành

05-04-2023, 12:00 am

Hàng triệu con người và các sinh vật trên Trái Đất hiện nay đều đang sử dụng không khí để hít thở. Không khí là một trong những thành phần không thể thiếu của mỗi loài sinh vật trên Trái Đất bởi nó giúp duy trì sự sống mạnh mẽ. Tuy nhiên, vẫn còn một số người chưa nắm vững được những kiến thức có liên quan đến không khí và ảnh hưởng của nó tới cuộc sống con người chúng ta như thế nào.

Cùng Sakura đi tìm hiểu thêm những thông tin cực kỳ thú vị liên quan đến không khí dưới bài viết này nhé!

Không khí là gì?

Tìm hiểu không khí là gì?

Tìm hiểu không khí là gì?

Không khí là một trong những kiến thức quan trọng được nhắc đến trong Hóa học 8. Trong bài học này cũng giúp chúng ta hiểu được không khí là gì? Không khí là hỗn hợp chứa nhiều chất khí trong đó khí oxi chiếm 21% thể tích không khí, phần còn lại hầu hết là khí nitơ. Đây là khái niệm trong sách giáo khoa. Vậy ngoài đời sống khoa học, không khí là lượng chất khí bao xung quanh chúng ta, chúng có mặt ở mọi nơi, mọi ngóc ngách, là yếu tố quyết định đến sự sống con người cũng như toàn bộ sinh vật có mặt trên Trái Đất.

Như vậy, định nghĩa về không khí các bạn đã được hiểu rõ. Dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp thêm thông tin về tính chất của không khí đến bạn. Dưới đây là một số tính chất của không khí mà bạn nên biết:

  • Không khí không màu, không mùi, không vị và trong suốt.
  • Không khí không có hình dạng nhất định
  • Không khí có thể bị giãn ra hoặc nén vào.

Thành phần của không khí

Thành phần của không khí

Không khí được tạo thành từ nhiều hỗn hợp khí khác nhau và được chia làm 3 thành phần. Cùng Sakura tìm hiểu ngay dưới đây nhé!

  • Thành phần cố định: Đây được coi là thành phần chính của không khí, thường có các khí cố định như khí Nitơ chiếm 78%, khí Oxi chiếm 21% và các khí còn lại chiếm 1% như khí cacbonic, hơi nước, khí hiếm (như Neon (Ne), xenon (Xe), krypton (Kr), heli (He),...
  • Thành phần có thể thay đổi: Đây là phần có chứa các khí cacbonic và hơi nước có trong không khí. Ở điều kiện thường, lượng cacbonic dao động trong khoảng từ 0.02% đến 0.04% và lượng hơi nước chiếm dưới 4%. Tuy nhiên, lượng phần trăm của các thành phần không khí này thường thay đổi theo điều kiện khí hậu cũng như thay đổi theo từng mùa. Điều này ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất hàng ngày của con người.
  • Thành phần không cố định: Với thành phần này bao gồm 2 nguồn. Nguồn thứ nhất là do tác động của con người gây ra ô nhiễm môi trường hình thành nên và nguồn thứ hai là do xuất hiện những thiên tai bất ngờ làm hình thành nên các chất ô nhiễm. Hai nguồn này chính là nguồn tạo nên sự bất ổn có trong không khí và cũng là nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường hiện nay.

Ngoài ba thành phần trên, trong không khí cũng có chứa một lượng nhỏ các ion âm - như một loại vitamin của không khí. Nó giúp con người duy trì được chức năng sinh lý diễn ra bình thường, luôn khiến con người cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn. 

Ảnh hưởng của không khí tới cuộc sống

Không khí ảnh hưởng như thế nào tới cuộc sống?

Không khí ảnh hưởng như thế nào tới cuộc sống?

Không khí dường như bao bọc xung quanh mỗi con người chúng ta, chính vì thế, bầu không khí trong lành hay bị ô nhiễm đều có những ảnh hưởng nhất định tới cuộc sống của mỗi người. Với chất lượng không khí bị ô nhiễm, chúng ta luôn cảm thấy khó chịu, bí bách khi sống trong môi trường đó, còn đối với không khí trong lành thì nó sẽ mang lại cho con người một cảm giác thật thoải mái, luôn cảm thấy an tâm khi sống trong môi trường sạch đẹp. Cùng xem không khí ô nhiễm và không khí trong lành ảnh hưởng thế nào tới cuộc sống con người.

  • Không khí ô nhiễm

Khi nguồn không khí bị ảnh hưởng từ các tai họa như cháy nổ, núi lửa phun trào hay các hoạt động do con người gây ra như thải các chất độc hại ra ngoài môi trường như khí thải, rác thải, nước bẩn, các chất hóa học sử dụng trong nông nghiệp, công nghiệp,... đều là nhân tố khiến không khí bị ô nhiễm. Và rồi, khi con người hít phải không khí ở trong môi trường độc hại sẽ gây ra một số căn bệnh nguy hiểm như hen suyễn, tim mạch, ung thư phổi, phì đại tâm thất, bệnh Alzheimer và Parkinson, biến chứng tâm lý, tự kỷ, bệnh võng mạc và một số loại bệnh khác nữa.

  • Không khí trong lành, lành mạnh, sạch sẽ

Ai ai cũng mong muốn bản thân, gia đình và tất cả mọi người đều được hít thở trong không khí sạch. Chúng không chỉ có nhiệm vụ cung cấp đầy đủ dưỡng khí cho cơ thể mà giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của chúng ta lên nhiều bậc.

Sống trong một bầu không khí trong lành giúp con người thư giãn, thoải mái sau một ngày dài làm việc, học tập mệt mỏi. Hít thở không khí trong lành giúp con người ta lấy lại năng lượng tích cực, nâng cao sức khỏe về thể chất và tinh thần để tiếp tục cho ngày mai.

Ngoài ra, không khí còn giúp cho hoạt động trao đổi chất trong cơ thể. Trên thực tế, không chỉ có động vật mới xảy ra quá trình trao đổi chất trong cơ thể mà cả thực vật cũng vậy. Vì vậy, khi ở trong môi trường không khí trong lành, cây cối, động vật và cả con người đều sẽ phát triển một cách mạnh mẽ, nhanh chóng hơn.

Biện pháp giúp bảo vệ môi trường không khí trong lành

Để sống trong một môi trường không khí trong lành, chúng ta cần có những biện pháp tích cực và triệt đối với con người để luôn giữ môi trường trong lành, sạch đẹp và đảm bảo an toàn sức khỏe cho mọi người. Cùng điểm qua một vài biện pháp giúp bảo vệ môi trường không khí trong lành dưới đây.

Biện pháp giúp bảo vệ môi trường không khí trong lành

Biện pháp giúp bảo vệ môi trường không khí trong lành

  • Hạn chế di chuyển bằng phương tiện cá nhân

Việt Nam là một trong những nước có dân số đông và chính vì vậy việc sử dụng phương tiện cá nhân di chuyển đến nơi học tập và làm việc cũng là một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường. Vì vậy, một biện pháp mà bạn có thể áp dụng được đó chính là thay thế việc sử dụng phương tiện cá nhân thành sử dụng các phương tiện xe công cộng như xe buýt, xe điện, tàu điện để hạn chế sự ô nhiễm do các chất thải từ các phương tiện cá nhân gây ra.

Nếu các tuyến xe buýt không đi qua khu vực nơi bạn sinh sống, bạn có thể dùng chung xe với những người thân quen. Ví dụ, trên đoạn đường đi làm, đồng nghiệp và bạn cùng đường đến công ty, các bạn nên đi chung xe với nhau. Việc làm này giảm thiểu được các phương tiện giao thông cá nhân tham gia trên đường và là biện pháp bảo vệ không khí rất thiết thực. 

  • Tắt các loại thiết bị điện khi không dùng đến

Tại Việt Nam, việc sản xuất điện đều đến từ nguồn nguyên liệu hóa thạch là phương án được sử dụng rộng rãi nhất. Quá trình đốt nhiên liệu gây ra các loại khí, khói bụi và các kim loại vô cùng gây độc hại, không chỉ ảnh hưởng đến không khí mà khi con người trực tiếp hít vào cũng gây ảnh hướng lớn. Vì thế, hãy tiết kiệm điện bằng cách tắt quạt, đèn và mọi thiết bị điện khác khi bạn không dùng đến hoặc đi ra ngoài. Bởi việc làm này sẽ khiến cho rất nhiều nhiên liệu hóa thạch được đốt cháy và tạo ra điện năng cho mọi người dùng. Nếu tất cả mọi người cùng tiết kiệm điện, thì lượng điện được tiêu thụ sẽ giảm đi đáng kế và lượng nhiên liệu hóa thạch được đốt cũng được giảm xuống. Và về lâu về dài, chất lượng môi trường không khí sẽ được cải thiện.

  • Trồng thêm nhiều cây xanh

Một trong những biện pháp bảo vệ môi trường không khí cũng được mọi người tham gia tích cực đó chính là việc trồng cây xanh và bảo vệ rừng. Rừng được xem như là lá phổi xanh của Trái Đất. Trồng thêm nhiều cây xanh giúp cung cấp thêm nhiều oxy, thanh lọc không khí trong lành bên trong và bên ngoài căn nhà. Nếu bạn đang sống và làm việc tại khu vực đông đúc, chật hẹp, luôn bị ô nhiễm không khí thì hãy để nhiều chậu cây vào trong các phòng và cầu thang. Nếu sống ở một khuôn viên rộng rãi hơn thì hãy đảm bảo khuôn viên nhà bạn có thể đặt thật nhiều cây xanh. Và nhờ đó, bạn không chỉ có một không khí trong lành mà còn cải thiện được chất lượng không khí.

  • Hạn chế sử dụng chất đốt

Bạn nên hạn chế việc đốt bếp than, bếp củi, lò sưởi, hút thuốc là trong chính ngôi nhà của bạn vì nó sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng không khí nhà bạn và còn gây ra một số bệnh liên quan đến hệ hô hấp. 

Ngoài ra, quá trình đốt than, dầu hỏa hay một số các nhiên liệu khác cũng làm sản sinh ra một lượng CO2 cực lớn - chất gây ra hiệu ứng nhà kính. Theo kết quả điều tra của Tổ chức Y tế thế giới, lượng bụi mịn có trong không khí ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh hiện tại đều vượt quá ngưỡng an toàn.

  • Hoàn thiện hệ thống pháp luật

Giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí hiện đang là một vấn đề cấp bách. Vì thế, việc làm cần thiết của các ban lãnh đạo và Nhà nước hiện nay không chỉ dừng lại ở việc tuyên truyền, nâng cao ý thức ở các cư dân địa phương mà phải hoàn thiện hệ thống Pháp luật về môi trường. Cần phải đưa ra các biện pháp xử lý mạnh tay, đủ sức răn đe và thay đổi ý thức của người dân. Ngoài ra, tại các khu công nghiệp, các khu chế xuất còn phải đảm bảo được quy hoạch càng xa khu dân cư càng tốt.

Trên đây là toàn bộ những thông tin cực kỳ hữu ích liên quan đến không khí mà chúng tôi muốn đem đến cho bạn. Hy vọng, sau bài viết này, bạn đã biết mình phải làm gì để giúp một tay trong công cuộc xây dựng môi trường lành mạnh, trong lành. Hãy chung tay bảo vệ môi trường để chúng ta luôn được sống trong một môi trường luôn sạch sẽ, an toàn cho sức khỏe con người. 

Theo dõi Sakura thường xuyên để có được những bài viết hay có ý nghĩa nhé!

Bài viết khác

Sản phẩm đã xem

Yêu cầu gọi lại
Chat ngay qua Messenger Chat ngay qua Zalo

-->