Xâm nhập mặn là tình trạng thường xuyên xảy ra ở những khu vực ven biển, đặc biệt là những tỉnh phía Nam. Do đó, nước ngọt sinh hoạt luôn là vấn đề nan giải của người dân ở đây. Người ta thường tìm những cách lọc nước biển thành nước ngọt để khắc phục vấn đề này!
Cùng điện máy Sakura tìm hiểu về những cách lọc nước biển thành nước ngọt trong bài viết dưới đây!
Lọc nước biển thành nước ngọt có được không?
Với những khu vực ở sâu trong đất liền thì hầu như không xảy ra vấn đề nước nhiễm mặn. Tuy nhiên, ở những nơi đất liền thấp so với mực nước biển như đồng bằng sông Cửu Long và các hải đảo thì nước nhiễm mặn diễn ra rất thường xuyên và ảnh hưởng tới đời sống của người dân nơi đây.
Xâm nhập mặn thường xảy ra vào mùa khô: lượng mưa giảm, mực nước đất liền thấp, nước mặn từ biển chảy vào đất liền khiến cho các ao hồ, kênh rạch và cả các mạch nước ngầm đều bị tăng nồng độ muối.
Nước ngọt sinh hoạt - một nhu cầu tối thiểu trong cuộc sống hàng ngày nhưng cũng không có đủ để đáp ứng. Nước biển có độ mặn cao, không thể sử dụng trong sinh hoạt, ăn uống, gây hại cho cây trồng, ăn mòn các máy móc, thuyền bè, công trình kiến trúc bằng kim loại.
Chính vì thế, người ta đã áp dụng các công nghệ xử lý nước biển trở thành nước ngọt - khử mặn. Đây là quá trình nhằm giảm nồng độ muối hoặc loại bỏ hoàn toàn nồng độ muối trong nước cho tới khi nước có thể sử dụng nước như nước ngọt bình thường.
Tác dụng của lọc nước biển thành nước ngọt:
Mục đích đầu tiên khi xử lý nước mặn đó chính là phục vụ cho nhu cầu ăn uống của con người. Bởi nước chính là nhu cầu thiết yếu để con người có thể sống, sinh trưởng và phát triển bình thường.
Sinh hoạt hàng ngày của con người như tắm giặt, nấu ăn, làm sạch đồ dùng sinh hoạt, nhà cửa không thể sử dụng nước mặn bởi nó có thể gây các vấn đề trên da và gây bào mòn các thiết bị gia đình. Lọc nước biển thành nước ngọt sẽ giúp đảm bảo cuộc sống hàng ngày của người dân.
Thực tế, chỉ có một số loại cây trồng có thể sống trong môi trường ngập mặn; còn lại, hầu hết các cây nông nghiệp đều cần nước ngọt để sinh trưởng và phát triển. Xử lý nước biển là biện pháp duy nhất để người dân có thể sử dụng nước ngọt ngay cả trong mùa khô.
Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng nước ngọt trong trường hợp này là vô cùng lớn Chính vì thế, người ta chỉ giảm nồng độ muối đến một mức nhất định mà không xử lý hoàn toàn để tiết kiệm thời gian và chi phí.
Trong suốt quá trình nghiên cứu, người ta đã khám phá ra 3 phương pháp để biến nước biển thành nước ngọt:
Phương pháp chưng cất nước biển thành nước ngọt
Chưng cất là phương pháp được sử dụng từ khá lâu đời; tuy nhiên, phương pháp này vẫn được sử dụng bởi thực hiện dễ dàng và tính hiệu quả cao. Phương pháp này có thể tạo ra nguồn nước có nồng độ muối chỉ từ 1 - 50 mg/l.
Phương pháp chưng cất thường được áp dụng ở các nhà máy khử muối chuyên nghiệp, không được sử dụng rộng rãi ở các hộ dân bởi hiệu suất kém.
Nước mặn sẽ được đun ở nhiệt độ 100 độ C - nhiệt độ bay hơi của nước. Các phân tử nước bay hơi, gặp lạnh và ngưng tụ trở thành nước ngọt. Các tạp chất trong nước như muối, chất hữu cơ, chất vô cơ, bụi bẩn,... sẽ được giữ lại. Nguồn nước thu được là nước tinh khiết, có thể sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày.
Ưu điểm của phương pháp này là ít tiêu tốn điện năng, nước thu được là nước tinh khiết 100%, an toàn cho người sử dụng.
Tuy nhiên, phương pháp chưng cất sẽ tiêu tốn rất nhiều chi phí cho việc sửa chữa, bảo hành máy móc vì nước mặn sẽ bào mòn, gây tắc nghẽn cho các thiết bị này sau một thời gian sử dụng.
Hiện nay, công nghệ lọc RO đã được áp dụng rất nhiều trong việc xử lý nước, đã có hàng ngàn nhà máy lớn nhỏ áp dụng công nghệ này để biến nước biển thành nước ngọt.
Nước biển sẽ đi qua 4 màng lọc để trở thành nước ngọt tinh khiết:
- Màng lọc PP5: Đây là 1 trong 3 màng lọc thô, các kẽ hở trên màng lọc chỉ có kích thước 5 micron nên có thể lọc sạch các tạp chất có kích thước lớn hơn 5 micron như bụi bẩn, chất hữu cơ, rong rêu,...
- Màng lọc than hoạt tính: Đây là màng lọc thô thứ 2 trong hệ thống lọc nước. Tại đây, than hoạt tính sẽ giúp khử mùi, khử màu của nước.
- Màng lọc PP1: Đây là màng lọc thô thứ 3 trong hệ thống lọc nước. Các kẽ hở trên màng lọc chỉ có kích thước 1 micron nên có thể lọc sạch các tạp chất có kích thước lớn hơn 1 micron.
- Màng lọc RO: Được coi là bước quan trọng nhất trong 4 bước lọc. Dưới tác động của áp suất, chỉ có phân tử nước mới có thể xuyên qua các kẽ hở của màng lọc này.
Công nghệ lọc RO còn được áp dụng để tạo ra các loại máy lọc nước gia đình như:
[Products:597]
[Products:296]
[Products:309]
Các bạn có thể tham khảo các sản phẩm máy lọc nước này để đảm bảo nguồn nước tinh khiết, an toàn cho những người thân yêu trong gia đình.
Công nghệ lọc RO được nghiên cứu phù hợp với nguồn nước tại Việt Nam, có khả năng lọc sạch tới 99,99% tạp chất, xử lý được mọi nguồn nước từ nước mặn, nước lợ tới nước nhiễm đá vôi.
Nhược điểm của công nghệ nay: tỷ lệ nước thải cao và yêu cầu có nguồn điện ổn định.
Người ta tạo ra các tấm nhựa để trao đổi ion dương (cation) và ion âm (anion). Trong đó:
Muối (NaCl) sẽ bị phân tách thành Na+ và Cl-. Tấm nhựa trao đổi ion dương sẽ hấp thụ Na+ và đẩy ra ion H+. Tấm nhựa trao đổi ion âm sẽ hấp thụ Cl- và đẩy ra ion OH-.
Sau đó ion H+ và OH- sẽ kết hợp trở thành phân tử nước H2O - nước ngọt.
Phương pháp này khá đơn giản, dễ thực hiện và không quá tốn kém chi phí. Nhưng nguồn nước thu được thì vẫn còn bị giữ lại một lượng muối nhất định, nguồn nước chưa được đánh giá cao về độ tinh khiết.
Do đó, nước được tạo ra từ phương pháp này thường sẽ được sử dụng trong hoạt động sản xuất, nông nghiệp, chăn nuôi.
Trên đây là 3 phương pháp lọc nước biển thành nước ngọt. Cảm ơn quý độc giả đã dành thời gian cho bài viết của chúng tôi!
[CodeFormInfo]
✿