Năng lượng tái tạo: Ưu nhược điểm và các dạng năng lượng tái tạo phổ biến

05-04-2023, 11:30 am

Năng lượng tái tạo là một nguồn năng lượng ngày càng được ưa chuộng để thay thế các nhiên liệu truyền thống. Sử dụng năng lượng tái tạo giúp giảm thiểu lượng khí thải carbon và bảo vệ môi trường sống. Để hiểu hơn về năng lượng tái tạo là gì? Năng lượng tái tạo có những ưu, nhược điểm và được phân loại như thế nào? Mời bạn xem ngày bài viết chi tiết dưới đây của dienmaysakura.vn ngay nhé!

Tìm hiểu về năng lượng tái tạo

Tìm hiểu về năng lượng tái tạo là gì?

Tìm hiểu về năng lượng tái tạo là gì?

Năng lượng tái tạo là những năng lượng sạch, hay hiểu một cách đơn giản thì đó là những nguồn năng lượng không có hạn. Đơn cử như năng lượng mặt trời là một trong những nguồn năng lượng tái tạo nhiều đến mức không con người không thể tiêu thụ hết được. Bên cạnh đó thì cũng có những nguồn năng lượng tự tái tạo trong một thời gian ngắn và liên tục như là năng lượng gió.

Năng lượng tái tạo không chỉ sạch mà còn rẻ và được hứa hẹn là có thể thay thế được các loại nhiên liệu truyền thống, từ đó mang lại được những biến chuyển tích cực trong tương lai của nhân loại.

Năng lượng tái tạo có ưu và nhược điểm gì?

Năng lượng tái tạo có ưu và nhược điểm gì?

Năng lượng tái tạo có ưu và nhược điểm gì?

Năng lượng tái tạo mang đến cho cuộc sống của chúng ta cả những ưu điểm và nhược điểm cụ thể như sau:

Về ưu điểm: Trước tiên cần phải khẳng định lại đây là một nguồn năng lượng sạch, thân thiện với con người và môi trường. Bên cạnh đó, năng lượng tái tạo còn được cho là vô hạn, có chi phí nhiên liệu thấp, chất lượng bền bỉ và ít khi phải bảo dưỡng. Hơn nữa, năng lượng tái tạo khi được ứng dụng vào trong sản xuất và sinh hoạt cũng là một trong những cách để tiết kiệm nguồn điện năng tiêu thụ cho gia đình, nhà máy, khu công nghiệp,...

Về nhược điểm: Hầu hết các năng lượng tái tạo hiện nay đều có chi phí đầu tư lớn. Mặt khác, do chúng đều có nguồn gốc từ tự nhiên, vậy nên năng lượng tái tạo sẽ phải chịu nhiều tác động từ các yếu tố bên ngoài môi trường, do đó nó không có tính ổn định như các loại nhiên liệu truyền thống khác và làm ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động.

Các dạng năng lượng tái tạo phổ biến trên thế giới

Trên thế giới có rất nhiều các dạng năng lượng tái tạo khác nhau, thế nhưng phổ biến và gần gũi nhất đối với con người vẫn là những loại năng lượng dưới đây:

Năng lượng mặt trời

Năng lượng mặt trời - Một trong những dạng năng lượng tái tạo được sử dụng nhiều

Năng lượng mặt trời - Một trong những dạng năng lượng tái tạo được sử dụng nhiều

Năng lượng mặt trời là cái tên vốn đã rất quen thuộc với chúng ta. Để khai thác năng lượng mặt trời, người ta phải sử dụng đến nhiều công nghệ như năng lượng mặt trời tập trung (CSP), kiến trúc năng lượng mặt trời, quang điện, quang điện bộ tập trung (CPV), quang hợp nhân tạo, sưởi ấm.

Năng lượng mặt trời ở Việt Nam hiện nay được ứng dụng khá rộng rãi ở các hộ gia đình, công ty, nhà máy, xí nghiệp, nhà hàng, khách sạn, bệnh viện,... Đặc biệt, sử dụng điện năng lượng mặt trời còn là một trong những cách giúp giảm lượng khí thải CO2 và hạn chế tình trạng ô nhiễm không khí một cách đáng kể.

Năng lượng gió

Năng lượng điện gió hiện đang được đưa vào khai thác rất phổ biến

Năng lượng điện gió hiện đang được đưa vào khai thác rất phổ biến

Năng lượng gió là động nặng của không khí di chuyển ở trong bầu khí quyển của Trái Đất, người ta khai thác năng lượng này nhờ vào sức gió thổi, từ đó các cánh quạt của tuabin quay để chuyển từ năng lượng của gió thành năng lượng cơ học và đến cuối cùng là điện năng. Tốc độ gió tăng thì cũng đồng nghĩa với việc sản lượng điện tăng lên và đạt công suất tối đa cho tuabin.

Những khu vực và địa hình có sức gió mạnh được cho là những địa điểm lý tưởng để xây dựng trang trại điện gió. Số giờ đầy tải của tuabin gió có thể tăng từ 16% đến 57% hằng năm và sẽ cao hơn đối với những nơi ở các vị trí ngoài khơi.

Năng lượng sinh học

Năng lượng sinh học hay còn được gọi là năng lượng sinh khối, đây là loại năng lượng có nguồn gốc từ động vật và thực vật. Để chuyển từ sinh học sang năng lượng, thông thường sẽ có 3 cách là chuyển đổi hóa học, chuyển đổi nhiệt và chuyển đổi sinh hóa.

Năng lượng sinh học là nguồn năng lượng tái tạo có thể được sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp nhờ quá trình đốt cháy để tạo ra nhiệt. Tuy nhiên, gần đây nhiều nhà khoa học đã phát hiện ra rằng đốt sinh khối có nguồn gốc từ thực vật sẽ tạo ra lượng khí CO2 cao, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường. Vậy nên, năng lượng sinh học ngày này đang bị đánh giá không phải năng lượng sạch hoàn toàn.

Năng lượng địa nhiệt

Năng lượng địa nhiệt - Là một dạng năng lượng tái tạo

Năng lượng địa nhiệt - Là một dạng năng lượng tái tạo

Năng lượng địa nhiệt là năng lượng được phân tách ra từ nhiệt trong lòng Trái Đất. Nó có nguồn gốc hình thành ban đầu từ các hành tinh và sự phân rã phóng xạ của khoáng chất.

Những khu vực có độ dốc địa nhiệt đủ cao sẽ có được khai thác và tạo ra điện năng. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay chưa thể khai thác tốt loại năng lượng này do công nghệ và kỹ thuật còn gặp rất nhiều hạn chế.

Năng lượng chất thải rắn

Đây là một dạng năng lượng tái tạo, chuyển hóa chất thải rắn thành năng lượng là một trong những giải pháp tái chế rác thải hữu ích. Việc làm này không chỉ giúp chuyển hóa việc xử lý rác thải thành điện năng mà còn giúp bảo vệ môi trường, giảm lượng khí thải nhà kính.

Ở một số nước trên thế giới hiện nay như Singapore, Nhật Bản, Mỹ, Đức,... đã nghiên cứu và chuyển đổi thành công rác thải thành các nguyên liệu thô cho các hoạt động công nghiệp.

Năng lượng thủy triều

Năng lượng thủy triều giúp chuyển đổi thành điện năng

Năng lượng thủy triều giúp chuyển đổi thành điện năng

Năng lượng thủy triều là một dạng năng lượng tái tạo sạch hoàn toàn, được chuyển đổi từ thủy năng thành các dạng năng lượng có ích, chủ yếu hiện nay vẫn là chuyển hóa thành điện năng. Để đầu tư khai thác nguồn năng lượng rất tốn kém và chỉ thực hiện được ở những nơi có vận tốc dòng chảy lớn và thủy triều cao.

Hiện nay ở trên thế giới đang có khoảng  100 công ty trên toàn toàn thế giới đang nghiên cứu việc chuyển đổi năng lượng thủy triều thành điện năng vì nước có tỷ trọng cao hơn không khí và có nhiều tiềm năng hơn năng lượng gió.

Nhiên liệu hydrogen và pin nhiên liệu hydro

Hydrogen được sử dụng nhiều trong pin nhiên liệu hydro, nó cung cấp năng lượng cho động cơ điện tương tự như pin lưu trữ điện. Thông thường, các loại xe chạy bằng hơi nước đều được ứng dụng từ loại năng lượng này.

Khi ứng dụng nhiên liệu đốt hydrogen, mức độ ô nhiễm không khí sẽ được giảm thiểu một cách đáng kể và được coi là giảm pháp hữu hiệu để bảo vệ môi trường.

Thủy điện - Một trong những dạng năng lượng tái tạo phổ biến

Thủy điển - Dạng năng lượng tái tạo phổ biến được nhiều nước sử dụng

Thủy điển - Dạng năng lượng tái tạo phổ biến được nhiều nước sử dụng

Thủy điện là nguồn năng lượng có ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, đây là nguồn điện có được từ năng lượng nước và hoạt động theo nguyên lý là dựa vào sức nước ở trong các dòng nước có tốc độ nhanh để thiết lập tuabin máy phát điện.

Tại Việt Nam, công suất khai thác thủy điện thường vào khoảng 25.000 - 26.000 MW, tương ứng vào khoảng 90 - 100 tỷ kWh điện năng. Trong tương lai, công suất thủy điện ở nước ta còn được tính toán là có thể đạt từ 30.000 MW đến 38.000 MW và điện năng có thể khai thác lên được từ 100 - 110 tỷ kWh.

Bức tranh phát triển năng lượng tái tạo toàn cầu và Việt Nam

Bức tranh phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đang được vẽ đến đâu?

Bức tranh phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đang được vẽ đến đâu?

Năng lượng tái tạo là một nguồn năng lượng sạch, giúp bảo vệ môi trường và thân thiện với con người. Mục tiêu của Bộ Công Thương là đến năm 2030 định hướng phát triển năng lượng sạch hoàn toàn.

Việt Nam là một trong những nước có điều kiện cực tốt để phát triển năng lượng mặt trời nhờ số giờ nắng lên đến 2.500 giờ/năm. Hiện nay, Việt nam đã và đang thực hiện dự án năng lượng mặt trời tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía Trung và phía Nam.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng là nước sở hữu đường bờ biển dài 3.200km và có tốc độ gió hằng năm ở biển là 6m/s nên có rất nhiều thuận lợi để phát triển năng lượng gió ở Việt Nam. Tuy nhiên, do còn nhiều vấn đề về pháp lý, kỹ thuật, kinh phí,... nên việc phát triển năng lượng điện gió còn gặp rất nhiều hạn chế.

Trên đây là bài viết chia sẻ chi tiết nhất về năng lượng tái tạo, hy vọng dienmaysakura.vn đã mang đến được cho bạn những thông tin hữu ích về các loại năng lượng tái tạo cũng như bức tranh phát triển năng lượng tái tạo toàn cầu và Việt Nam. 

Bài viết khác

Sản phẩm đã xem

Yêu cầu gọi lại
Chat ngay qua Messenger Chat ngay qua Zalo

-->