Ngày môi trường thế giới: Lịch sử, ý nghĩa và các chủ đề liên quan

05-04-2023, 8:00 pm

Ngày môi trường thế giới hay còn có tên gọi khác là Ngày bảo vệ môi trường. Bạn có biết ngày môi trường thế giới là ngày nào không? Bạn có biết vào ngày này thì chúng ta sẽ làm gì để bảo vệ môi trường? Hôm nay, hãy cùng Điện máy Sakura tìm hiểu về ngày đặc biệt này nhé!

Tìm hiểu Ngày môi trường thế giới

Tìm hiểu Ngày môi trường thế giới

Tìm hiểu Ngày môi trường thế giới

Ngày môi trường thế giới có tên tiếng anh là World Environment Day. Đây là ngày mà người dân trên toàn thế giới chung tay bảo vệ môi trường. World Environment Day do tổ chức UNEP đứng lên thực hiện. Trong ngày đặc biệt này, còn là dịp để chúng ta nhìn lại những tác động xấu của con người với môi trường. 

Ngày môi trường thế giới được tổ chức vào ngày 5 tháng 6 hàng năm và nó mang một ý nghĩa lịch sử sâu sắc. Vào ngày này, Liên Hợp Quốc còn phát động giải thưởng Global 500 nhằm khuyến khích tinh thần và nâng cao trách nhiệm bảo vệ môi trường của mọi người. Giải thưởng sẽ được trao cho người có đóng góp nhiều nhất trong hoạt động bảo vệ môi trường. Có thể nói, các cấp lãnh đạo từ mọi quốc gia luôn nỗ lực không ngừng để có thể giữ Trái Đất luôn tồn tại mãi mãi. 

Nhiệm vụ và trách nhiệm bảo vệ môi trường là cả một quá trình dài và liên tục. Vì vậy, chúng ta không được phó mặc cho bất cứ 1 cá nhân nào. Hiện nay, sự phát triển của khoa học công nghệ 4.0, sự bùng nổ của sản xuất hiện đại và sự tăng trưởng nhanh của dân số thế giới. Con người đang ngày càng tàn phá môi trường và đẩy nhanh quá trình nóng lên toàn cầu. Chính vì thế, Ngày môi trường thế giới lập ra là một ngày trọng đại. Ngày để mỗi chúng ta nhìn nhận lại những tác động xấu chúng ta đã làm, cách khắc phục và bảo vệ bền vững không gian sinh sống khổng lồ này. 

Lịch sử ra đời của Ngày môi trường thế giới

Lịch sử ra đời của Ngày môi trường thế giới

Lịch sử ra đời của Ngày môi trường thế giới

Ngày môi trường thế giới lần đầu tiên được khai mạc vào ngày 5 tháng 6 năm 1972 tại Stockholm - Thụy Điển. Sự kiện trọng đại này đã chính thức được công bố bởi Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (United Nations Environment Programme). Kể từ năm 1972 tới nay, đã có hơn 150 quốc gia trên thế giới hưởng ứng tham gia ngày kỷ niệm có ý nghĩa to lớn này. 

Trong sự kiện này, các hoạt động bảo vệ môi trường sẽ được tổ chức trong tuần lễ quanh ngày 5 tháng 6. Lễ kỷ niệm hàng năm sẽ được tổ chức ở nhiều quốc gia khác nhau. Đây được coi là nghĩa cử đặc biệt để giúp cho người dân toàn cầu hiểu về tầm quan trọng của môi trường và công tác bảo vệ môi trường. 

Việt Nam bắt đầu tham gia hưởng ứng Ngày môi trường thế giới vào năm 1982. Đây là một trong những hoạt động ý nghĩa để dân tộc Việt Nam bảo vệ môi trường sống của mình. Hiện nay, Việt Nam đã có rất nhiều đóng góp trong công tác bảo vệ và giữ gìn môi trường.

Ngày môi trường thế giới và ý nghĩa đặc biệt đằng sau

Ngày môi trường thế giới và ý nghĩa đặc biệt đằng sau

Ngày môi trường thế giới và ý nghĩa đặc biệt đằng sau

Đúng như tên gọi của nó, ngày môi trường thế giới có một ý nghĩa vô cùng đặc biệt. Mục đích cao cả của ngày này là khởi nguồn cảm hứng và thúc đẩy tư tưởng của con người. Sự kiện này hướng toàn thế giới tới các hoạt động tích cực để bảo vệ môi trường. Vấn đề bảo vệ môi trường không chỉ dừng lại ở ngày 1 ngày 2 mà còn phải duy trì thường xuyên, liên tục. 

Hàng năm, mọi quốc gia, mọi người dân đều sẽ nhận được thông điệp chính thức của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc bao gồm định hướng các vấn đề môi trường và bảo vệ không gian xanh của chúng ta trên toàn thế giới. Đây là định hướng chung để tất cả các quốc gia cùng đồng lòng ký kết thực hiện. Sự ký kết này giúp cho những hoạt động có chiều sâu và có kết quả cụ thể, rõ ràng hơn. 

Đặc biệt, ngày môi trường thế giới còn là ngày để truyền tải thông điệp bảo vệ môi trường tới các em nhỏ. Giúp tất cả các em hiểu được tầm quan trọng của môi trường. Từ đó, thế hệ tương lại sẽ chung tay, góp sức bảo vệ tốt Hành tinh xanh của chúng ta. 

Chủ đề Ngày môi trường thế giới 2022 - Chỉ một trái đất

Chủ đề Ngày môi trường thế giới 2022 - Chỉ một trái đất

Chủ đề Ngày môi trường thế giới 2022 - Chỉ một trái đất

Năm 2022, Ngày môi trường thế giới được phát động với chủ đề “Chỉ một Trái Đất” (Only One Earth). Chủ đề “Chỉ một trái đất” nhằm truyền tải thông điệp về xây dựng lối sống bền vững, hài hòa với thiên nhiên; sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua các chính sách, hoạt động hướng tới lối sống xanh - sống sạch. 

Ngày môi trường thế giới năm 2022 còn có ý nghĩa nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và tạo động lực cho các nỗ lực toàn cầu nhằm xây dựng một Trái Đất tốt hơn. Đây cũng là dịp để mỗi quốc gia cùng chung tay và có những hành động cụ thể, thiết thực vì thiên nhiên và Trái Đất. 

Không chỉ như vậy, năm 2022 còn là năm đánh dấu 50 năm kể từ Hội nghị đầu tiên của Liên hợp quốc về Môi trường con người - Hội nghị Stockholm năm 1972. Trong hội nghị lần đầu tiên đã diễn ra sự kiện đặc biệt về việc thành lập Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP). 

Đặc biệt, “chỉ một trái đất” còn là chủ đề trọng tâm của Hội nghị Stockholm cách đây 50 năm. Đến nay, vẫn luôn mang tính thời sự bởi Trái Đất là ngôi nhà duy nhất của chúng ta, là không gian cho sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên. Đây là nơi cung cấp nguồn tài nguyên cho nhân loại nên cần phải được bảo vệ và giữ gìn. 

Năm 2022, đại dịch Covid - 19 vẫn diễn ra phức tạp trên toàn thế giới, các cuộc khủng hoảng toàn cầu về biến đổi khí hậu, thiên tai diễn ra triền miên là lời chuông cảnh tỉnh cho chúng ta phải có những biện pháp cấp bách và hiệu quả để bảo vệ môi trường. 

Con người cần phải làm gì để bảo vệ Trái Đất?

Thuật ngữ Bảo vệ môi trường, Phục hồi hệ sinh thái được nhắc đến rất nhiều trong những năm gần đây. Tất cả đều hướng tới chống biến đổi khí hậu, hạn chế thiên tại và tăng cường đảm bảo vệ sinh lượng thực. Đặc biệt còn gia tăng khả năng cung cấp nước sạch và bảo vệ môi trường sống cho tất cả sinh vật trên hành tinh này. Tuy nhiên, chúng ta phải làm gì để bảo vệ Trái Đất?

Phân loại rác thải 

Phân loại rác thải là những việc làm vô cùng quan trọng. Chúng ta hãy phân loại rác hữu cơ, rác vô cơ và rác tái chế trước khi đem ra khu vực thu gom rác. 

  • Chất thải hữu cơ có thể tái chế làm phân bón cây trồng, đất trồng nhiều dinh dưỡng,...
  • Chất thải tái chế như đồ nhựa, kim loại, giấy,... sẽ được tái chế và sử dụng lại.
  • Chất thải vô cơ là những rác thải không thể tái chế được và cần phải chôn lấp. 

Vì vậy, hãy phân loại rõ ràng để quá trình tái chế, tiêu hủy diễn ra nhanh và thuận tiện hơn nhé. 

Hạn chế sử dụng túi nilon, đồ nhựa, rác thải kim loại

Đồ nhựa, rác thải kim loại là loại chất thải khó phân hủy nhất. Bạn có biết, phải mất 400 - 600 năm thì một chiếc túi nilon mới bị tiêu hủy hoàn toàn. Chúng ta có thể sử dụng phương pháp đốt để loại bỏ túi nilon. Tuy nhiên, trong quá trình tiêu hủy sẽ giải phóng ra môi trường một lượng độc tố cực lớn, gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của chúng ta. 

Hạn chế sử dụng túi nilon, đồ nhựa, rác thải kim loại là bạn đang góp một phần nhỏ tới việc bảo vệ môi trường. 

Sử dụng vật dụng có thể tự phân hủy hoặc có khả năng tái chế

Sử dụng vật dụng có thể tự phân hủy hoặc có khả năng tái chế

Sử dụng vật dụng có thể tự phân hủy hoặc có khả năng tái chế

Bạn nên sử dụng vật dụng có thể tự phân hủy hoặc có khả năng tái chế cao. Thay vì sử dụng ống nhựa, chúng ta có thể thay thế bằng ống tre. Thay vì sử dụng túi nilon, chúng ta có thể thay thế bằng túi vải sử dụng nhiều lần. Khi sử dụng những vật dụng làm bằng vật liệu này không chỉ bảo vệ môi trường mà còn giúp giảm chi phí. 

Hạn chế tối đa sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

Thuốc bảo vệ thực vật có rất nhiều chất độc hại. Chúng tồn tại lâu trong môi trường và gây “suy dưỡng” cho tài nguyên đất, tài nguyên nước. Ý thức của người dân hiện nay còn rất kém. Tình trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật rộng rãi và vứt bỏ rác thải tại các máng nước, rãnh nương. Liều lượng thuốc còn lại sẽ hòa với nguồn nước, ngấm vào đất và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Ngoài ra, đại bộ phận người dân chưa biết cách kiểm soát liều lượng sử dụng đúng, không có phương pháp sục rửa dụng cụ phun, tưới đúng cách. Điều này càng làm gia tăng tàn dư của thuốc bảo vệ thực vật. 

Vì vậy, hãy hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để bảo vệ môi trường nước, môi trường đất và bầu không khí của chúng ta. 

Sử dụng nguồn năng lượng sạch

Nguồn năng lượng sạch là nguồn năng lượng có sẵn trong thiên nhiên và không có khả năng gây ô nhiễm. Nguồn năng lượng sạch phổ biến phải kể đến là năng lượng mặt trời, năng lượng gió. Đặc biệt, các nguồn năng lượng này sẽ không bị cạn kiệt và là nguồn thay thế tuyệt vời cho những nguồn năng lượng khác. 

Áp dụng khoa học kỹ thuật để giảm ô nhiễm

Áp dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật hiện đại để bảo vệ môi trường là một trong những hướng phát triển tích cực, an toàn và bền vững. Trải qua 4 cuộc cách mạng công nghệ, con người ngày càng tiến tới sự phát triển vượt bậc. Khi khoa học kỹ thuật gắn liền với môi trường thì cuộc sống của chúng ta sẽ ngày trở nên tốt đẹp hơn. 

Tại Việt Nam, Sở khoa học và công nghệ Hà Nội đã có rất nhiều dự án nghiên cứu phát triển mở rộng, nhằm đưa ra các phương án bảo vệ môi trường tích cực. Đây là việc làm cần thiết trong bối cảnh Việt Nam đang dần hội nhập kinh tế và phải đối mặt với các vấn đề liên quan đến môi trường. 

Trên đây, Điện máy Sakura đã chia sẻ chi tiết những thông tin về Ngày môi trường thế giới, lịch sử, ý nghĩa đặc biệt của ngày này và những công việc cần phải làm để bảo vệ môi trường. Hãy chung tay để bảo vệ Hành tinh của chúng ta ngày một xanh - sạch - đẹp và bền vững trong tương lai. 

Bài viết khác

Sản phẩm đã xem

Yêu cầu gọi lại
Chat ngay qua Messenger Chat ngay qua Zalo

-->