Ngộ độc nước là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, cách xử lý và phòng tránh hiệu quả

14-06-2022, 5:16 pm

Theo bạn, ngộ độc nước là gì? Ngộ độc nước gây ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe con người? Ngộ độc nước thường xảy ra trong tình huống như thế nào? Tất cả những điều này sẽ được Điện máy Sakura giải đáp trong nội dung bài viết dưới đây. Theo dõi ngay!

Ngộ độc nước là gì?

Tìm hiểu về tình trạng ngộ độc nước

Tìm hiểu về tình trạng ngộ độc nước

Nhiều người vẫn thường nhầm tưởng ngộ độc nước là tình trạng xảy ra khi con người uống phải các loại nước bẩn, nhiễm nhiều tạp chất như kim loại nặng, chất bảo quản,...

Tuy nhiên, trên thực tế, ngộ độc nước là hiện tượng xảy ra khi nồng độ hydrat quá cao, sự cân bằng điện giải trong cơ thể bị phá vỡ. Lúc này, natri trong máu cũng bị hạ và gây xáo trộn tới các chức năng hoạt động của não. 

Ngộ độc nước thường xảy ra khi cơ thể con người hấp thụ quá nhiều nước trong cùng một thời gian ngắn.

Chính vì thế, uống quá nhiều nước không những không có tác dụng tốt đối với cơ thể mà còn gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Định lượng “đủ nước” còn phụ thuộc vào rất nhiều vào các yếu tố khác như: cân nặng cơ thể, điều kiện hoạt động, nhu cầu thể trạng,... Không phải ai cũng cần uống 2 lít nước mỗi ngày và cũng không phải ai uống đủ 2 lít nước mỗi ngày cũng là tốt. 

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng ngộ độc nước

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng ngộ độc nước - Bạn cần lưu ý

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng ngộ độc nước - Bạn cần lưu ý

Ngộ độc nước là tình trạng rất ít khi xảy ra và chỉ xảy ra khi cơ thể uống nhiều hơn 5 lít nước trong một khoảng thời gian ngắn bởi thực tế rất ít người có thể uống một lượng nước lớn như thế cùng một lúc. 

Tình trạng này thường xảy ra ở các đối tượng luyện tập thể dục thể thao, uống nhiều nước do khát quá lâu, ở các cuộc thi uống nhiều nước (nước ngọt, bia). 

Ngày xưa, trong thời kỳ chiến tranh, người ta còn tra tấn các tù nhân bằng cách cho họ uống rất nhiều nước khiến bị ngộ độc nước. 

Ngoài các trường hợp trên, còn một số nguyên nhân bệnh lý khiến cho một người có nhu cầu sử dụng nước nhiều hơn bình thường: 

  • Trẻ em sơ sinh thường sẽ uống nước theo “suy nghĩ” của bố mẹ. Nếu không cho con trẻ uống nước đúng cách thì rất dễ gây ra tình trạng ngộ độc nước cho trẻ nhỏ. Chính vì thế, cha mẹ cần tham khảo các cách tính định lượng nước theo khối lượng cân nặng của trẻ để hạn chế tình trạng ngộ độc nước cho các bé yêu của mình.
  • Người sử dụng chất kích thích khiến cho cơ thể đổ mồ hôi nhiều bất thường, cơ thể bị mất nước nên sẽ uống nước nhiều hơn bình thường.
  • Người bị bệnh rối loạn tâm thần, bộ não không thể điều khiển được các hành động của bản thân. Trong vô thức, họ hấp thụ nhiều nước hơn bình thường vào cơ thể - nguyên nhân gây tình trạng ngộ độc nước.
  • Điều trị bệnh cho người bất tỉnh: Những người bất tỉnh không thể tự bổ sung chất dinh dưỡng nên thường sẽ được truyền nước qua ống thông đến dạ dày hoặc qua đường tĩnh mạch của cơ thể. Việc truyền quá nhiều nước cũng khiến cho họ bị ngộ độc nước. 

Các dấu hiệu liên quan tới ngộ độc nước

Ngộ độc nước thường sẽ có dấu hiệu như sau: đau đầu, buồn nôn, song thị, buồn ngủ, chuột rút, tăng huyết áp, mất cảm giác, chướng bụng, mất cảm giác. 

Một số trường hợp nặng còn có thể bị hôn mê, rối loạn thần kinh, phù não, thậm chí là tử vong. Tình trạng này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ. 

Chính vì thế, nếu sau khi uống nước, chúng ta gặp những dấu hiệu này thì khả năng cao đã bị ngộ độc nước và cần những phương pháp xử lý kịp thời để không gây ảnh ra những hậu quả nghiêm trọng. 

Hướng xử lý và cách phòng tránh ngộ độc nước hiệu quả

Hướng xử lý và cách phòng tránh ngộ độc nước hiệu quả

Hướng xử lý và cách phòng tránh ngộ độc nước hiệu quả

Ngộ độc nước thường rất ít xảy ra nên cách phòng tránh ngộ độc nước và cách xử lý dường như khá xa lạ đối với tất cả mọi người.

Tuy nhiên, nếu không biết cách xử lý kịp thời có thể gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Sau đây là một số cách xử lý bạn nên tham khảo khi bản thân hoặc những người xung quanh bị ngộ độc nước: 

  • Ngừng uống nước, giảm uống nước cho tới khi cơ thể được ổn định, các dấu hiệu về ngộ độc nước giảm hoặc hết hoàn toàn.
  • Nếu người bị ngộ độc nước do nguyên nhân bệnh lý thì cần tìm cách điều trị bệnh lý mới có thể hạn chế triệt để tình trạng ngộ độc nước.
  • Sử dụng nước lợi tiểu để đào thải lượng nước trong cơ thể ra ngoài nhanh chóng nhất.
  • Bổ sung natri cho người bệnh trong trường hợp nồng độ natri trong cơ thể bị sụt giảm.
  • Quan sát nước tiểu cũng là cách để bạn nhận biết về lượng nước trong cơ thể. Nếu nước tiểu quá trong thì đây chính là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang phải tiếp nhận lượng nước nhiều hơn bình thường.
  • Đối với những người thường xuyên làm việc, thể dục thể thao cường độ cao, làm việc trong môi trường nóng thì nên học cách để điều chỉnh lượng nước tiếp nhận vào cơ thể, uống nước thành nhiều ngụm nhỏ, thành nhiều lần trong ngày để đạt hiệu quả cao. Ngoài ra, mọi người có thể uống một số loại nước điện giải như nước ion kiềm từ máy lọc nước ion kiềm để tăng cường natri, kali cho cơ thể. 

Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày không phải là một thước đo chuẩn mực uống nước. Lượng nước mỗi người hấp thụ còn phụ thuộc vào nhiều tố như khối lượng cơ thể, cường độ hoạt động, giới tính, tuổi tác, tình trạng sức khỏe và khí hậu. 

Bạn có thể tham khảo các bài viết của Điện máy Sakura để tạo cho mình thói quen uống nước đúng cách. 

Một số mẹo hay cho bạn

Để không gặp tình trạng ngộ độc nước và tạo thói quen uống đủ nước cho bản thân. Bạn có thể tham khảo một số mẹo sau: 

Tính lượng nước cần bổ sung trong ngày theo cân nặng

Cân nặng (kg) x 0.03 = Lượng nước cần bổ sung trong ngày (Đơn vị lít)

Như vậy, nếu cân nặng của bạn vào khoảng 50kg thì bạn sẽ cần khoảng 1.5 lít nước mỗi ngày. 

Nếu cân nặng của bạn là 40kg thì bạn sẽ cần khoảng 1.2 lít nước mỗi ngày. 

Cách tính này đã được bỏ qua các yếu tố về điều kiện thời tiết, cường độ hoạt động, khí hậu cũng như tình trạng sức khỏe. Tất cả các yếu tố này đều được hiểu là ở trạng thái ổn định. 

Ngoài ra, bạn cũng có thể uống nhiều nước, ít nước hơn định lượng này phụ thuộc vào nhu cầu về nước của bản thân. 

  • Các thời điểm uống nước giúp mang lại hiệu quả cao trong việc thanh lọc cơ thể, hòa tan chất dinh dưỡng giúp cơ thể tỉnh táo, giảm căng thẳng, mệt mỏi: sau khi thức dậy, trước khi ăn 30 phút, trước khi đi ngủ 30 phút, trước - trong và sau khi thể dục thể thao, uống nước sau khi tắm, uống nước sau khi đi vệ sinh và uống nước khi bản thân cảm thấy khát.
  • Nếu việc uống nước quá nhàm chán, bạn có thể cung cấp nước cho bản thân bằng các biện pháp khác như: bổ sung nước bằng nước ép, hoa quả, ăn hoa quả nhiều nước như dưa chuột, dưa hấu, bưởi, dưa gang,...
  • Trong trường hợp bạn không có thói quen uống nước, thì có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ nhắc nhở việc uống nước như bình nước lớn có chia vạch, đồng hồ báo uống nước, các app trên điện thoại nhắc nhở uống nước hoặc để cốc nước ngay cạnh bàn làm việc để nhắc nhở bản thân phải uống đủ nước. 

Trên đây là toàn bộ  nội dung về ngộ độc nước và các thông tin liên quan. Mong rằng qua bài viết này, bạn đã có thêm kiến thức về sức khỏe để chăm sóc cho bản thân và gia đình. Đừng quên theo dõi các bài viết của Sakura để được cung cấp những thông tin hữu ích về sản phẩm và các dịch vụ của công ty. 

Xem thêm: sàn phẳng Thiết kế kết cấu
Bài viết khác

Sản phẩm đã xem

Yêu cầu gọi lại
Chat ngay qua Messenger Chat ngay qua Zalo

-->