Nhiệt độ không khí là gì? Tầm quan trọng, các tính và một số lưu ý

05-04-2023, 2:30 pm

Độ ẩm và nhiệt độ không khí là hai thuật ngữ được nhắc nhiều nhất trong các chương trình dự báo thời tiết trên tivi. Vậy nhiệt độ không khí là gì? Cách tính, cách đo và yếu tố gây ảnh hưởng đến nhiệt độ không khí như thế nào?

Cùng Sakura tìm hiểu những thông tin chi tiết về nhiệt độ không khí ngay dưới bài viết này nhé!

Tìm hiểu xem nhiệt độ không khí là gì?

Tìm hiểu xem nhiệt độ không khí là gì?

Tìm hiểu xem nhiệt độ không khí là gì?

Thực chất, nhiệt độ không khí là hiện tượng các tia bức xạ của mặt trời chiếu qua bầu khí quyển, lúc này mặt đất sẽ phải hấp thụ một phần nhiệt lượng mà Mặt Trời truyền tới, sau đó bức xạ lại vào không khí làm cho nó nóng lên. Nhiệt độ không khí được xem là mức độ nóng lạnh của không khí và cũng là thước đo lường động năng trung bình của các phân tử có trong không khí. 

Tầm quan trọng của nhiệt độ không khí đối với đời sống

Đối với các bạn thường xuyên theo dõi bản tin dự báo thời tiết, chúng ta thường được nghe thấy rằng nhiệt độ không khí tăng cao làm cho bên ngoài trở nên oi bức, khó chịu, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, cuộc sống cũng như sinh hoạt hàng ngày của con người. Nhưng trên thực tế cho thấy, việc nhiệt độ không khí tăng hay giảm còn tác động lớn đến hệ sinh vật và các hiện tượng thời tiết khác nhau.

Tầm quan trọng của nhiệt độ không khí đối với đời sống

Tầm quan trọng của nhiệt độ không khí đối với đời sống

  • Ảnh hưởng đến sự phát triển của sinh vật trên Trái Đất

Nhiệt độ không khí làm ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như quá trình sinh sản của các loại động, thực vật trên Trái Đất. Khi nhiệt độ không khí ấm áp thường sẽ kích thích được sự tăng trưởng về sinh học của các loài này tốt hơn. Đây cũng là lý do khiến cho thảm thực vật và động vật ở những vị trí có nhiệt độ ấm thường đa dạng và phong phú hơn hẳn so với những vùng khô hạn bởi có nhiệt độ cao hoặc vùng lạnh giá nơi có nhiệt độ thấp.

Ví dụ, đối với “Mùa sinh sản” của các loài động vật thường xảy ra vào mùa xuân hoặc mùa hè, bởi lúc này thời tiết khá là ấm áp, cây cối cũng đua nhau bắt đầu sinh sôi, nảy nở, động vật cũng gia tăng tốc độ sinh trưởng.

  • Ảnh hưởng tới dự báo thời tiết

Liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu và dự báo thời tiết thì nhiệt độ không khí, độ ẩm, áp suất và mật độ không khí là các yếu tố vô cùng quan trọng và có mối quan hệ mật thiết đến nhau. Khi nhiệt độ không khí ấm lên, cách phần tử trong không khí cũng nóng lên theo, do đó chúng sẽ di chuyển nhanh hơn và va chạm với nhau. Kết quả là áp lực không khí mạnh hơn, áp suất lớn hơn, đồng thời mật độ không khí cũng dày hơn nên dễ dàng dự báo rằng trong những ngày tới sẽ xảy ra hiện tượng mưa nắng như thế nào.

Ngoài ra, nhiệt độ không khí còn tác động đến hầu hết các thông số của dự báo thời tiết khác như độ ẩm tương đối, tốc độ bay hơi, tốc độ gió và hướng gió, các hiện tượng ngưng tụ khác như mưa bão và tuyết. Dựa vào các yếu tố này mà các nhà nghiên cứu có thể phân tích và đưa ra các dự báo đầy đủ nhất về tình hình thời tiết diễn ra trong những ngày tiếp theo. Đó cũng là căn cứ để dự đoán được tình hình độ ẩm không khí, tốc độ gió, lượng mưa trong những ngày tiếp theo tại một địa phương hoặc khu vực nào đó.  

Cách tính nhiệt độ không khí đơn giản

Để tính nhiệt độ không khí trung bình trong ngày, người ta sẽ phải thực hiện 3 lần đo ở các khung giờ khác nhau như 5 giờ, 13 giờ, 21 giờ. Tuy nhiên, mỗi một giờ có thể đo được một lần thì độ chính xác của nhiệt độ sẽ ngày càng cao, nhưng việc làm này là không cần thiết vì sẽ cần phải tiêu tốn rất nhiều thời gian. Chính vì vậy, người ta sẽ chọn ra 3 khung giờ đại diện cho 3 thời điểm sáng, trưa và tối như 3 khoảng thời gian ở trên. Sau khi đo xong, có kết quả thì sẽ cộng 3 nhiệt độ đó lại và chia cho 3 là ra được nhiệt độ trung bình/ngày một cách tương đối.

Ví dụ: Trong ngày đo 3 lần kết quả lần lượt là 25ºC, 37ºC và 31ºC, vậy nhiệt độ trung bình tính theo cách tính trên sẽ là (25 + 37 + 31) : 3 = 31ºC. 

Tương tự cách tính nhiệt độ trung bình ngày, nhiệt độ trung bình tháng tình bằng cách lấy nhiệt độ trung bình của các ngày cộng vào và chia cho tổng số ngày trong tháng đó. Thường thì tính nhiệt độ trung bình năm cũng thực hiện tương tự bằng cách cộng nhiệt độ trung bình của 12 tháng sau đó chia trung bình cho 12.

Cách đo nhiệt độ không khí bằng thiết bị đo

Cách đo nhiệt độ không khí bằng thiết bị đo

Cách đo nhiệt độ không khí bằng thiết bị đo

Nhiệt độ không khí được hiển thị bằng độ F hoặc độ C giống như đo nhiệt độ cơ thể con người. Hiện nay, không chỉ có các nhà khoa học đo được nhiệt độ không khí mà việc đo nhiệt độ tại nhà đã rất phổ biến bởi có rất nhiều thiết bị như sử dụng điện thoại, nhiệt kế hoặc máy đo độ ẩm,... để đo nhiệt độ không khí.

  • Dùng điện thoại đo nhiệt độ không khí

Hiện nay, đại đa số là mọi người đều sử dụng điện thoại thông minh hệ điều hành Android và IOS có thể cài đặt rất nhiều ứng dụng để đo nhiệt độ không khí. Một số ứng dụng như Dark Sky, The Weather Channel, Nhiệt Kế ++,... Về cơ bản, những ứng dụng này không có độ chính xác cao nhưng giúp người dùng tiết kiệm thời gian và chi phí, và có thể theo dõi thời tiết để đem theo những vật dụng cần thiết tránh gặp những tình trạng bất ngờ.

  • Dùng nhiệt kế ẩm đo nhiệt độ không khí

Để đo nhiệt độ không khí một cách đơn giản và chính xác nhất nên sử dụng nhiệt kế ẩm. Các sản phẩm này giúp người dùng tối ưu tối đa về mặt thời gian, chỉ cần những thao tác đơn giản trong khoảng 5 giây, kết quả của nhiệt độ sẽ được hiển thị trên màn hình của nhiệt kế ẩm. Không những đo được nhiệt độ không khí, thiết bị này con đo được cả độ ẩm không khí. Việc tích hợp chức năng hiển thị ngày, tháng và giờ khiến cho máy như một chiếc đồng hồ rất thuận tiện vừa để theo dõi được thời gian, nhiệt độ mà vừa trang trí cho ngôi nhà hiện đại của bạn.

Tuy nhiên, bạn nên cần biết một số lưu ý để việc đo nhiệt độ bằng nhiệt kế thông thường hay nhiệt kế cảm biến để có được nhiệt độ một cách chính xác nhất. 

  • Bắt buộc phải để nhiệt kế ở những nơi râm mát, được che chắn cẩn thận, không để ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào và nên tránh những cơn mưa. Điều này đảm bảo việc kết quả cuối cùng không bị ảnh hưởng nhiều và thiết bị đo đạc cũng không bị hư hỏng.
  • Nên đặt cách mặt đất từ 1.5m cho đến 2m, nếu thiết bị đo quá thấp thì xảy ra việc thiết bị thu được nhiệt độ dư thừa từ mặt đất, nếu đặt cao thì làm cho nhiệt độ thu thấp hơn, dẫn đến sai lệch về kết quả đo.
  • Đặt thiết bị ở nơi có không khí lưu thông tốt giúp duy trì được sự cân bằng nhiệt độ thiết bị với môi trường xung quanh.
  • Đặt thiết bị ở những nơi bụi bẩn, mặt đất sần sùi, tuy nghe rất vô lý nhưng có một sự thật là bê tông và mặt đường là những nơi hấp thụ lượng nhiệt bức xạ mạnh nhất.
  • Ngoài ra, trong các loại nhiệt kế hiện này đều có thủy ngân bên trong và nó dễ bị giãn nở cực mạnh khi được phơi sáng như tiếp xúc trực trực tiếp với ánh nắng mặt trời chiếu vào. Điều này không chỉ dẫn đến kết quả đo bị sai lệch mà còn có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe con người nếu như nhiệt kế bị vỡ và lượng thủy ngân tràn ra bên ngoài không khí.

Yếu tố gây ảnh hưởng tới nhiệt độ không khí

Có rất nhiều yếu tố gây ảnh hưởng đến nhiệt độ không khí. Dưới đây sẽ là một số yếu tố phổ biến ảnh hưởng đến nhiệt độ không khí.

  • Độ cao

Độ cao là yếu tố gây ảnh hưởng đến nhiệt độ không khí. Bởi theo nghiên cứu thì ở nơi có độ cao càng lớn thì nhiệt độ càng giảm và không khí nơi đây cực kỳ mát mẻ. Lý giải cho việc này đó chính là sự thay đổi của áp suất không khí, áp suất không khí càng thấp kéo theo đó là nhiệt độ không khí càng thấp. 

Giả sử như sau: Các yếu tố khác liên quan đến nhiệt độ không đổi thì khi mà độ cao tăng lên 100m thì nhiệt độ không khí sẽ giảm xuống khoảng 0,6 độ C. Chính vì vậy, khi bạn đi máy bay hay leo lên đến gần đỉnh núi thì sẽ cảm thấy ngày càng lạnh hơn.

Các yếu tố gây ảnh hưởng tới nhiệt độ không khí

Các yếu tố gây ảnh hưởng tới nhiệt độ không khí

  • Vĩ độ

Do đường Xích đạo luôn là vị trí gần với mặt trời nhất ngay cả khi Trai Đất có nghiêng theo bất kỳ chiều nào đi chăng nữa. Tại vị trí Xích đạo, mặt trời luôn chiếu thẳng trực tiếp lên mặt đất nên tại vị trí này, góc chiếu là lớn nhất nên sẽ ấm hơn rất nhiều. 

Càng xuôi về 2 cực thì mặt trời sẽ chiếu theo một góc nhỏ, khi đó ánh sáng đi qua khí quyển lớn hơn, việc hấp thụ nhiệt từ tia sáng mặt trời sẽ ít dần. Điều này làm cho nhiệt độ không khí giảm dần, không khí nơi đây trở nên lạnh hơn. Đây chính là lý giải cho việc tại sao xung quanh đường Xích đạo thì có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và xuôi về 2 cực thì là những lục địa băng. 

  • Khoảng cách xa - gần biển

Do đặc tính hấp thụ nhiệt của nước, đất và đá là không giống nhau nên dẫn đến tình trạng khác nhau về nhiệt độ của nước và đất. Và chúng cũng có ảnh hưởng đến nhiệt độ không khí ở những nơi gần biển hoặc nằm tại trung tâm lục địa.

  • Luồng gió và mây

Ngoài ra, với những yếu tố gây ảnh hưởng đến nhiệt độ không khí ở trên thì còn có luồng gió và mây cũng gây ảnh hưởng đến nhiệt độ không khí.

Gió mang theo năng lượng nhiệt bị dư thừa từ các khu vực nhiệt đới về các vùng có không khí mát mẻ hơn trên Trái Đất. Vì vậy, nhiệt độ không khí cũng có sự thay đổi theo sự di chuyển của gió.

Mây cũng góp một phần làm thay đổi nhiệt độ, nó có tác động không nhỏ đến nhiệt độ không khí vì những đám mây này sẽ tiếp xúc và hấp thụ ánh sáng, nhiệt lượng từ mặt trời. Vì thế, tia năng khi chiếu qua mây thường bị giảm nhiệt độ trước khi chạm đến bề mặt Trái Đất. Điều này lý giải cho việc với những hôm trời nhiều mây thì nhiệt độ không khí trong ngày hôm đó khá là mát mẻ. Những đám mây có mật độ phân từ càng nhiều như mây mưa dông, mây bụi,... sẽ hấp thụ nhiều nhiệt lượng hơn khi mặt trời chiếu tia nắng vào.

Ngoài luồng gió và mây ra thì có một số phần tử lơ lửng trong không khí cũng là lý do có thể làm nhiệt độ không khí tăng lên hoặc giảm xuống.

Trên đây là toàn bộ những thông tin thú vị và bổ ích cho bạn có thể tham khảo và áp dụng vào đời sống về nhiệt độ không khí. Hy vọng bạn sẽ tiếp thu được những thông tin chưa biết để sau này có gặp phải thì sẽ áp dụng được.

Đừng quên ghé thăm Sakura thường xuyên để nhận được cập nhật thêm những bài viết hay và chất lượng mà chúng tôi cung cấp nhé!

Bài viết khác

Sản phẩm đã xem

Yêu cầu gọi lại
Chat ngay qua Messenger Chat ngay qua Zalo

-->