Nước Nhiễm Chì: Tác Động Đến Sức Khỏe Và Giải Pháp Xử Lý

23-08-2023, 1:30 pm

Nước nhiễm chì là tình trạng phổ biến trên vấn nạn môi trường ngày càng ô nhiễm như hiện nay. Sự khai thác tài nguyên quá mức cùng việc không đảm bảo quá trình xử lý chất thải ra môi trường gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới không khi và đặc biệt là nguồn nước.

Nước nhiễm kim loại là vấn đề thường trực với nhiều người, nhất là những hộ dân gần khu công nghiệp hoặc nơi những vùng quê. Thông thường, nước nhiễm sắt (nhiễm phèn) được mọi người để ý và quan tâm do hay được nhắc và tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông. 

Tuy nhiên, nước nhiễm chì lại ít được quan tâm hơn nên chưa nhiều người ý thức về tác hại và cách nhận biết nó. Cùng Sakura hiểu thêm về nước bị nhiễm chì để có cái nhìn cụ thể qua bài viết này nhé!

Nước nhiễm chì là gì? Cách nhận biết và hướng xử lý

Nước nhiễm chì là gì? Cách nhận biết và hướng xử lý

Tìm hiểu về nước nhiễm chì

Theo mặt hóa học, chì là một nguyên tố có ký hiệu là Pb, số nguyên tử 82, số thứ tự 82, thuộc chu kỳ 6 trong bảng tuần hoàn và có tính khử yếu.

Theo mặt Vật Lý, chì là kim loại có màu trắng bạc, bề mặt cắt nhanh bị xỉn màu khi tiếp xúc với không khi và chuyển thành màu tối. Chì là kim loại mềm, dễ nắn và dẫn điện kém. Nhiệt độ nóng chảy của chì là 327,4 độ C, sôi là 1745 độ C và có khối lượng riêng là 11,34 g/cm3 

Nước nhiễm chì không còn chỉ xuất hiện ở các nhà máy. Ở thời điểm hiện tại, nó lan rộng và ảnh hưởng đến cả nước sinh hoạt của người dân. Vậy nước nhiễm chì là gì?

Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ, nồng độ 0.015 (mg/lít) là mức lượng chì tối đa có thể có trong nước. Tuy vậy, nhiều chuyên gia cho rằng nguồn nước nồng độ chì như con số trên vẫn có dấu hiệu mang lại nguy hiểm cho người sử dụng. Theo  quy chuẩn của Bộ Y Tế, lượng nước chì cho phép trong nước chỉ là 0,01 (mg/lít)

Lượng chì ngưỡng 0,45 mg/lít được coi là nước đã bị ô nhiễm chì. Ở khoảng 0.5-0.7 mg/lít được coi là nhiễm chì ở mức vừa phải. Nồng độ chì từ 0,7 mg/lít trở lên được coi là nhiễm độc nặng. Khi tiếp xúc sẽ dẫn đến co giật, thậm chí tử vong. 

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng nước nhiễm chì

Chì là kim loại có ở khắp mọi nơi ở môi trường xung quanh con người, thậm chí có trong đồ ăn và không khí. Tuy nhiên, lượng chì đó không đủ để gây ảnh hưởng đến con người. Thông thường, nước nhiễm chì nặng phần lớn do nguyên nhân từ con người hoặc các vật dụng lâu này không được vệ sinh.

Top các nguyên nhân dẫn tới tình trạng nước nhiễm chì

Top các nguyên nhân dẫn tới tình trạng nước nhiễm chì

  • Do rỉ sét từ đường ống lâu ngày

Sự ăn mòn chì từ các đường ống lâu ngày không được thay hoặc vệ sinh định kỳ sẽ làm phát tán lượng chì dư vào nước sinh hoạt. Nước là dung môi có tính hoà tan cao. Vậy nên khi nó chảy qua đường ống, lượng chì hòa cùng nước sẽ gây nên hiện tượng nước nhiễm chì  và làm giảm sản lượng sống của người sử dụng.

  • Do phản ứng hóa học trong nước

Trong nước có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến độ nhiễm chì của nước như oxy hòa tan, độ pH và hàm lượng khoáng chất. Nếu những chất này kết hợp với nhau ở độ pH nhất định có thể làm giảm nồng độ nhiễm chì trong nước. 

Ví dụ, nguyên tố Oxi (O2) trong nước kết hợp với chì (Pb) tạo thành một chất kết tủa là chì hidroxit Pb(OH)2. Ở độ pH từ 7 đến 10, sự kết hợp này sẽ có hiệu quả làm giảm sự phát tán của chì trong nước. Tuy nhiên, nếu nước có độ pH thấp hơn, phản ứng này sẽ mất tác dụng.

  • Do lượng chì tự nhiên trong nước dẫn tới nước nhiễm chì

Chì là kim loại có trong tự nhiên, tồn tại ở dạng thể rắn, lỏng và cả ở trong không khí. Lượng nước bề mặt sau khoảng thời gian thẩm thấu xuống lòng đất sẽ hình thành mạch nước ngầm.

Lượng chì tự nhiên trong nước ngầm sinh ra khi dòng nước này tiếp xúc với đá vôi và kim loại trong lòng đất. Từ đó nước giếng khoan và nguồn nước không được lọc, khử chì kỹ càng sẽ bị nhiễm chì và sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nếu sử dụng.

  • Nước nhiễm chì thải ra từ các nhà máy công nghiệp 

Đây là nguyên nhân lớn nhất ảnh hưởng đến lượng chì có trong nước. Lượng chì này đến từ các công việc sản xuất hoặc vệ sinh từ các nhà máy, xí nghiệp hoặc việc khai thác khoáng sản, nhiên liệu, kim loại. trong tình hình hiện nay, có nhiều nhà máy vẫn chưa tuân thủ quy trình xử lý nước thải theo quy định.

Dòng nước thải này khi xả ra môi trường gần sông, suối sẽ gây ô nhiễm nước của cả vùng. Khi các con vật uống hoặc sống ở khu vực nguồn nước đã bị ô nhiễm sẽ tích tụ chì và lượng kim loại nặng khác trong cơ thể. Việc con người ăn những loại vật này sẽ gián tiếp đưa lượng chì tồn đọng và cơ thể và có thể dẫn đến ngộ độc. Ngoài ra, lượng nước ngấm xuống lòng đất sẽ làm ô nhiễm mạch nước ngầm.

Thông thường, ở một số vùng nông thôn, người dân vẫn chủ yếu dùng nước giếng khoan, có bắt nguồn từ mạch nước ngầm à không qua cơ chế lọc nào cả nên tỷ lệ nhiễm độc chì là rất cao.

Dấu hiệu nhận biết nước nhiễm chì

Dấu hiệu nhận biết nước nhiễm chì

Các dấu hiệu nhận biết nước nhiễm chì

Vì chì không mùi, không vị, nên việc nhận biết chì trong nước là rất khó nếu chỉ nhìn qua bằng mắt thường. Tuy vậy, không phải không có cách để biết lượng chì trong nước sinh hoạt. Dưới đây là 2 cách xác định lượng chì trong nước mà bạn có thể áp dụng.

  • Kiểm tra độ an toàn của nước tại phòng thí nghiệm

Đây là cách tốt nhất để kiểm tra chính xác và hiệu quả các chất kim loại có trong nước. Bạn chỉ cần mang mẫu nước tại nhà đến phòng thí nghiệm. Họ sẽ phân tích và cho bạn báo cáo chi tiết và đầy đủ các chất có trong nước và nồng độ các chất đó.

  • Sử dụng bộ đo lượng chì trong nước

Đây là giải pháp mang tính kinh tế, thuận tiện và nhanh chóng hơn so với thử kiểm tra nước ở phòng thí nghiệm chuyên dụng. Tuy nhiên cách này chỉ cho bạn biết những chất có trong nước mà không có con số cụ thể về lượng chất này trong nước. 

Nước nhiễm chì ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe?

Nguồn nước nhiễm kim loại nặng, nhất là chì gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của người dùng, đặc biệt là trẻ nhỏ. Lượng chì này rất khó đào thải ra khỏi cơ thể và sẽ ngấm vào máu và làm suy giảm nghiêm trọng hệ miễn dịch ở người.

Đối với trẻ nhỏ

Trẻ nhỏ là đối tượng ảnh hưởng đáng kể khi tiêu thụ nước nhiễm chì. Theo cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA), 0.015 mg/lít là nồng độ tối đa trong nước được dùng cho trẻ em.

Lượng chì trong cơ thể trẻ em cũng phải ở dưới ngưỡng 0.05 mg/lit. Mỗi mức độ nồng độ chì lại có ảnh hưởng nhất định đến với cơ thể. Hệ thần kinh, đặc biệt là não bộ là bộ phận đầu tiên bị ảnh hưởng khi nồng độ chì đạt từ 0.1 đến 0.25 mg/lít. Ở mức độ nặng, từ 0.7 mg/lit sẽ gây ra rối loạn hành vi, co giật, hôn mê, thậm chí là tử vong.

Nước nhiễm chỉ ảnh hưởng tới tới khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ

Nước nhiễm chỉ ảnh hưởng tới tới khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ

Theo một nghiên cứu, lượng chì hấp thụ vào máu, mô mềm và xương ở trẻ em là 40-50%, trong khi tỷ lệ này ở người lớn chỉ khoảng 3-10%. Do đó, một lượng chì nhỏ có thể không gây hại lớn tới người trưởng thành, nhưng lại rất có hại đối với trẻ em. Ngoài ra, lượng chì trong tồn đọng trong cơ thể dễ gây ra các triệu chứng chán ăn, chậm lớn, buồn nôn, táo bón, và ngộ độc chì…

Trẻ sơ sinh lại càng là đối tượng nhạy cảm với chì khi nguồn thực phẩm chính của chúng là sữa mẹ. Khi cơ thể người mẹ đang tồn đọng lượng lớn chì, nguyên tố này có thể theo sữa mẹ, ngấm vào cơ thể trẻ nhỏ và làm suy giảm hệ miễn dịch và sự phát triển của chúng, đặc biệt với thính giác, hệ thần kinh và sức khỏe thể chất. 

Vì vậy, chuyên gia ở nhiều nước trên thế giới khuyến khích những người mẹ nên đo lượng chì trong máu, nếu trên 40 microgam/dL nên hút bỏ sữa để thải lượng chì ra bên ngoài, nhằm giảm chì vào máu con trẻ.

Đối với phụ nữ có thai

Bản thân người mẹ có thể không bị ảnh hưởng nhiều bởi lượng chì nhỏ. Tuy nhiên nó lại gây tác động tiêu cực tới thai nhi như:

  • Sảy thai hoặc sinh non
  • Ngăn cản sự phát triển khỏe mạnh của bào thai
  • Giảm sự thông minh của trẻ và khả năng tư duy sau sinh
  • Ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh
  • Chì tồn đọng trong cơ thể trẻ cũng có ảnh hưởng không tốt về mặt thể chất cho trẻ

Đối với người trưởng thành

Tuy là đối tượng có sức đề kháng trước kim loại nặng tốt nhất. Tuy nhiên, việc tiếp xúc với nước nhiễm chì trong thời gian dài vẫn sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của đối tượng này. Các vấn đề người trưởng thành thường gặp có thể kể đến như:

  • Ảnh hưởng xấu đến tim mạch
  • Là nguyên nhân dẫn đến huyết áp cao
  • Chức năng thận suy giảm, là nguyên nhân lớn dẫn đến suy thận
  • Xương khớp bị ảnh hưởng, nhanh thoái hóa
  • Đau, nhức mỏi tay chân
  • Đau bụng, hay có cảm giác choáng váng
  • Mất trí nhớ tạm thời

Các phương pháp xử lý nước nhiễm chì hiệu quả

So với các kim loại nặng khác, chì rất khó và gần như không thể lọc hoàn toàn bằng phương pháp thủ công. Do vậy, cách tốt nhất để loại bỏ chì trong nước chính là sử dụng máy lọc nước. 

Đây cũng là sản phẩm được ưa chuộng trên thị trường để loại bỏ hoàn toàn chì và cá kim loại nặng khác khỏi nguồn nước nhà bạn. Có rất nhiều loại máy lọc nước với nhiều công nghệ khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu và sở thích của khách hàng.

Sakura tự tin tư vấn và cung cấp cho khách hàng nhiều dòng máy lọc nước khác nhau từ thuộc và nhu cầu và sở thích của khách hàng. Trên thị trường hiện nay có nhiều máy lọc nước, đa dạng mẫu mã và với nhiều mức giá cho các khách hàng chọn lựa với nhiều công nghệ lọc nước khác nhau. Khách hàng có thể dễ dàng chọn lựa máy lọc nước cá nhân TẠI ĐÂY.

Nước nhiễm chì là gì? Sự ảnh hưởng, cách nhận biết và hướng khắc phục đã được chúng tôi giải đáp tới bạn đọc. Hy vọng, với những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong cuộc sống.

Bài viết khác

Sản phẩm đã xem

Yêu cầu gọi lại
Chat ngay qua Messenger Chat ngay qua Zalo

-->