Nước Thải Là Gì? Phân Loại, Chỉ Số Đánh Giá Và Cách Xử Lý

25-08-2023, 12:00 am

Bảo vệ môi trường, đặc biệt là bảo vệ môi trường nước đang được rất nhiều cơ quan, tổ chức quan tâm. Bởi nước là vật chất sử dụng hàng ngày, hàng giờ, tác động trực tiếp tới sức khỏe con người. Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nước thải là gì và 11 chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước thải hiện nay. Theo dõi ngay trong nội dung dưới đây!

Tìm hiểu nước thải là gì?

Tìm hiểu nước thải là gì?

Tìm hiểu nước thải là gì?

Nước thải là nguồn nước đã qua sử dụng có chứa các vật chất gây ô nhiễm xâm nhập vào môi trường nước. Nước thải có thể đến từ hoạt động sinh hoạt hàng ngày của con người, sản xuất công nghiệp, thương mại hoặc nông nghiệp. Nước thải được đưa ra môi trường thông qua dòng chảy nước mặt, các loại cống thoát nước hoặc nước mưa. 

Nước thải có thể chứa các chất gây ô nhiễm vật lý, hóa học hoặc sinh học. Hàng ngày, hàng giờ, lượng nước thải được xả thải ra môi trường vô cùng lớn. Nhất là khi con người ngày càng sử dụng nhiều các sản phẩm tẩy rửa hóa học, chất thải chưa được xử lý đã xả trực tiếp ra môi trường. 

Thế giới “gióng” lên từng hồi chuông cảnh báo về hiện tượng ô nhiễm nguồn nước. Các cơ quan chức năng luôn không ngừng khuyến khích người dân và doanh nghiệp xử lý nước thải, cải tạo nước, tái sử dụng nước thải để bảo vệ môi trường. 

Phân loại nước thải và các chỉ số đánh giá

Phân loại nước thải

Dựa theo nguồn gốc của nước thải, người ta đã phân nước thải thành 4 loại khác nhau, bao gồm: 

  • Nước thải sinh hoạt

Các chất thải từ hệ bài tiết, hệ tiêu hóa của con người (phân, nước tiểu, giấy vệ sinh đã qua sử dụng,...) được gọi là nước thải đen. 

Nước thải từ các nguồn từ hoạt động vệ sinh như tắm rửa, giặt giũ, rửa xe, rửa các đồ dùng trong nhà được gọi là nước thải xám. 

Còn các chất lỏng tồn dư trong nguồn nước như dầu ăn, đồ uống, thuốc trừ sâu, sơn hay các chất tẩy rửa (dầu rửa bát, bột giặt, sữa tắm, dầu gội đầu) được gọi là chất thặng dư dạng lỏng tồn đọng. 

Phân loại nước thải và những điều cần lưu ý

Phân loại nước thải và những điều cần lưu ý

  • Nước thải công nghiệp

Nước mưa thoát từ các nhà máy công nghiệp: Nước mưa sau khi rơi xuống các nhà máy công nghiệp bị ô nhiễm bởi các vật chất (cát, phù sa, dầu hoặc các hóa chất dư thừa) có trên đường tới cống thoát nước. 

Nước làm mát công nghiệp: Nước được sử dụng trong các nhà máy như một công cụ hỗ trợ diệt khuẩn bằng hóa chất hay nhiệt hóa. 

Nước chế biến: Nước được sử dụng để rửa các sản phẩm từ nền công nghiệp chế biến trước khi vào khâu đóng gói. 

Ngoài ra, nước thải còn có chất thải hữu cơ phân hủy, chất thải hữu cơ không phân hủy sinh học, chất thải rắn, nước thải từ sản xuất dầu, khí đốt,...

  • Nước thải y tế

Nước thải y tế có thành phần vô cùng phức tạp, được tạo ra từ các hoạt động điều trị bệnh, nghiên cứu và nuôi cấy. Chất thải từ y tế có thể chứa các mầm bệnh có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của cộng đồng. 

Chính vì thế, nước thải y tế thường được xử lý theo quy trình nghiêm ngặt, được quản lý sát xao theo đúng quy định để không lây lan mầm bệnh ra môi trường.

  • Nước thải đô thị

Nước thải đô thị - Một trong những vấn đề nhức nhối

Nước thải đô thị - Một trong những vấn đề nhức nhối

Nước thải đô thị bao gồm các dòng chảy được rửa trôi trên bề mặt đô thị (mái nhà, đường bộ, đường ray, đường cao tốc, bãi đỗ xe, vỉa hè,... Trong nước thải có rất nhiều tạp chất: bụi bẩn, thực phẩm, rác, xăng dầu, xà phòng, kim loại, thuốc diệt cỏ,.... 

Nguồn nước thải này hầu hết không được qua xử lý đã được đưa xuống các cống thoát nước, sông, hồ, ao. Lâu dần, các chất ô nhiễm dần tích tụ vào đất và ngấm vào nguồn nước của thành phố gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người. 

Đặc biệt, ở các thành phố lớn, rác thải chưa được xử lý triệt để cùng với tình trạng mưa kéo dài sẽ khiến cho rất nhiều rác thải sinh hoạt bị cuốn trôi theo dòng nước. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường và là nguồn cơn của rất nhiều dịch bệnh. 

Các chỉ số đánh giá

Để đánh giá được chất lượng nước thải, người ta sử dụng 11 tiêu chí sau:

  1. Chỉ số pH

Đây là chỉ số quan trọng và thường xuyên được sử dụng để đánh giá mức độ ô nhiễm của nguồn nước. 

Nếu nước thải có chỉ số pH nhỏ hơn 7 thì nước có tính axit, và ngược lại nếu nước thải có chỉ số pH lớn hơn 7 thì nước có tính kiềm. Nồng độ pH trong nước quá cao hay quá thấp đều ảnh hưởng tới môi trường sống của các sinh vật sống dưới nước. 

  1. Chất rắn lơ lửng - SS

Chất rắn lơ lửng hòa tan trong nước cao làm giảm khả năng truyền ánh sáng trong nước, ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của các loại thực vật dưới nước khiến cho động vật dưới nước bị thiếu oxy. 

Chất rắn lơ lửng quá nhiều khiến cho các loài sinh vật như cá bị tắc nghẽn mang, hạn chế sinh trưởng của các con non. 

Hàm lượng chất rắn lơ lửng quá ít cũng khiến cho các sinh vật thủy sinh không thể sinh sống bình thường được. 

11 chỉ số đáng giá chất lượng nước thải - Bạn có biết

11 chỉ số đáng giá chất lượng nước thải - Bạn có biết

  1. Oxy hòa tan trong nước - DO

Oxy hòa tan trong nước có được từ các phản ứng hóa học trong quá trình sản xuất công nghiệp hoặc từ trong không khí. 

Các sinh vật trong nước hấp thụ DO để sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên vì nhiều nguyên nhân (nước thải công nghiệp, quá nhiều chất hữu cơ trong nước) khiến cho nồng độ DO bị sụt giảm. Các sinh vật dưới nước bị ngạt, chết hàng loạt, một phần cũng là do nồng độ DO quá thấp. 

  1. Nhu cầu oxy hóa học - COD

COD là oxy được tạo ra từ quá trình oxy hóa các chất hữu cơ trong nước để tạo thành khí cacbonic và nước. Nồng độ COD càng cao thì nước càng có nguy cơ ô nhiễm. 

  1. Nhu cầu oxy sinh hóa - BOD

BOD là chỉ tiêu nhằm phản ánh lượng chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học. Các vi sinh vật trong nước cần một lượng oxy để oxy hóa sinh học các chất hữu cơ trong bóng tối. Như vậy, BOD càng lớn thì khả năng gây ô nhiễm càng cao. 

  1. Amoniac

Amoniac là chất có thể gây nhiễm độc cho các sinh vật dưới nước. Do đó, đây cũng là 1 trong 11 tiêu chí để đánh giá chất lượng nước. 

Nước không ô nhiễm thì chỉ có nồng độ amoniac dưới 0.05 mg/l. Còn nồng độ tại các nhà máy, khu công nghiệp hoặc các khu dân cư thì có thể lên tới 10 - 100 mg/l.

Các chất gây hại có trong nước thải

Các chất gây hại có trong nước thải

  1. Nitrat

Nồng độ Nitrat cao là môi trường lý tưởng để rong và tảo phát triển. Tuy nhiên, rong và tảo quá nhiều sẽ ảnh hưởng lớn tới chất lượng nước sinh hoạt và nguồn thủy sản. Nếu trẻ em sử dụng nước có nồng độ nitrat cao thì có thể ảnh hưởng tới máu. 

Ở những nơi không ô nhiễm thì nồng độ nitrat chỉ ở khoảng dưới 5 mg/l. Những nơi có nồng độ nitrat cao thường là những nơi có nhiều chất thải và phân bón. 

  1. Photphat

Photphat không gây độc hại đối với sức khỏe con người, là chất dinh dưỡng để rong tảo phát triển. 

Photphat được tạo ra từ nước thải của một số ngành công nghiệp, nước thải từ đồng ruộng hoặc phân. Những nơi không ô nhiễm sẽ có nồng độ photphat dưới 0.01 mg/l

  1. Clorua 

Hàm lượng Clorua cao có thể làm ăn mòn các công trình bằng kim loại, làm chậm quá trình phát triển của cây trồng. Clorua có nguồn gốc từ nước thải công nghiệp chế biến và chất thải sinh hoạt. 

  1. Coliform

Vi khuẩn nhóm Coliform được thải ra môi trường qua đường tiêu hóa của một số động vật máu nóng. Khi xâm nhập vào môi trường, nó sẽ là nguồn lây nhiễm bệnh tật cho các sinh vật sống. 

  1. Kim loại nặng

Kim loại nặng được hòa tan từ nền công nghiệp khai khoáng, từ các công trình xây dựng, chất thải công nghiệp.Nồng độ kim loại thấp sẽ có lợi, còn nồng độ kim loại quá cao sẽ có hại. 

Khi con người ăn phải tôm cá bị nhiễm kim loại nặng thì cũng bị tích tụ kim loại nặng trong cơ thể, gây ra hiện tượng ngộ độc hoặc các bệnh lý không lường trước được. 

Các hướng xử lý nước thải hiện nay ở Việt Nam

Cơ quan nhà nước: 

  • Tuyên truyền, giáo dục, cảnh báo, xử lý những vi phạm trong việc xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường của các tổ chức, đơn vị kinh doanh.
  • Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, khảo sát ý kiến để cập nhật tình hình nguồn nước tại các khu vực ven nơi sản xuất.
  • Nghiên cứu, áp dụng một số công nghệ hiện đại để xử lý nguồn nước sông, hồ ao,...
  • Tổ chức kinh doanh: xây dựng các hệ thống xử lý nước thải trước khi xả thải nước ra môi trường.
  • Gia đình, cá nhân: Chuyển sang sử dụng các loại chất tẩy rửa có nguồn gốc tự nhiên, sử dụng tái sử dụng nước thải, xử lý nguồn rác thải của gia đình, dùng các loại dung dịch để phân hủy tạp chất trong nước. 

Tuy nhiên, thay đổi hành động của một số cá nhân, tổ chức là chưa đủ mà còn cần sự chung tay của tất cả mọi người. 

Không phải ngày một ngày hai là có thể cải thiện được chất lượng nguồn nước. Để đảm bảo được sức khỏe của bản thân và gia đình, các bạn có thể tham khảo các sản phẩm máy lọc nước hay hệ thống lọc tổng đầu nguồn đang được bán tại Điện máy Sakura. 

Các loại máy lọc sẽ giúp lọc sạch mọi tạp chất có trong nước như cặn bẩn, vi khuẩn, kim loại nặng, các chất hữu cơ,... và giữ lại những khoáng chất cần thiết cho cơ thể. 

Các bạn có thể liên hệ qua website của Sakura hoặc qua số điện thoại 0961561313 để được đội ngũ nhân viên của Sakura tư vấn sản phẩm phù hợp, bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình.

Xem thêm: sàn phẳng Thiết kế kết cấu
Bài viết khác

Sản phẩm đã xem

Yêu cầu gọi lại
Chat ngay qua Messenger Chat ngay qua Zalo

-->