Nước Thải Sinh Hoạt Là Gì? Đặc Trưng Và Phương Pháp Xử Lý

24-08-2023, 12:00 am

Trung bình mỗi năm, trên địa bàn cả nước, nước thải sinh hoạt thải ra môi trường vào khoảng hơn 3.650 triệu mét khối. Trong đó, phần lớn nước thải sinh hoạt lại chưa được xử lý triệt để các tạp chất. 

Ở bài viết này, Điện máy Sakura sẽ bật mí cho bạn các thành phần, tính chất sinh hóa và hướng xử lý cho nước thải sinh hoạt. Xem ngay nhé!

Nước thải sinh hoạt là gì?

Nước thải sinh hoạt là gì?

Nước thải sinh hoạt là gì?

Nước thải sinh hoạt là loại nước được sử dụng trong quá trình tắm, vệ sinh, nấu nướng, ăn uống và một số các hoạt động khác được thải ra môi trường xung quanh. 

Nước thải sinh hoạt có thể đến từ các vùng nông thôn, khu dân cư thành thị, các trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí hoặc tại các công trình làm việc. 

Một số loại nước thải sinh hoạt: 

  • Chất thải thặng dư ở dạng lỏng: hóa chất, nước sơn, thuốc trừ sâu, nước uống, dầu ăn, dầu nhờn bôi trơn cho các thiết bị, máy móc.
  • Chất thải xám hay còn gọi là nước tẩy rửa là những chất được sử dụng trong mục đích làm sạch như tắm rửa, giặt quần áo, vệ sinh sàn nhà, rửa chén đũa,...
  • Nước thải từ hoạt động tiêu hóa và bài tiết của cơ thể: phân, nước tiêu, dịch cơ thể, giấy vệ sinh, khăn ướt,... Tất cả các chất thải này được gọi chung là nước thải đen. 

Tính chất lý hóa của nước thải sinh hoạt

Để hiểu hơn về những đặc điểm của nước thải sinh hoạt, Điện máy Sakura sẽ bật mí cho bạn những thông tin về tính chất lý hóa của loại nước thải này: 

Tính chất vật lý

  • Nhiệt độ: Nhiệt độ của nước thải ở mỗi khu vực là khác nhau, nó phụ thuộc vào nhiệt độ của không khí và môi trường xung quanh.
  • \Màu sắc: Nước thải thường có màu đen hoặc nâu, phụ thuộc vào nồng độ của các tạp chất.
  • Nước thải thường chứa rất nhiều các chất lơ lửng nên nước thường bị đục. Nước càng bị đục thì sẽ càng bị nhiễm bẩn nhiều.
  • Tùy vào nồng độ và thành phần chứa trong nước thải mà nó có những mùi khác nhau. Đa phần nước thải sẽ có mùi hôi thối, gây ảnh hưởng tới tâm lý, cuộc sống hàng ngày và sức khỏe của người dân xung quanh khu vực chứa nước thải. 

Tính chất lý hóa của nước thải sinh hoạt

Tính chất lý hóa của nước thải sinh hoạt

Tính chất hóa học

  • Chỉ số pH: Người ta thường xác định chỉ số pH của nước để điều chỉnh lượng hóa chất phù hợp để xử lý nguồn nước thải.
  • Chỉ số DO: Đây là số liệu nhằm đo tỷ lệ lượng oxy hòa tan trong nước. Nước thải càng nhiễm nhiều tạp chất sẽ càng làm giảm lượng oxy có trong nước. Điều này sẽ khiến cho việc hô hấp và quang hợp của các sinh vật, thực vật thủy sinh dưới nước bị hạn chế.
  • Chỉ số BOD: Là tỷ lệ oxy cần để xảy ra quá trình oxy hóa sinh học các chất hữu cơ có trong nước. Quá trình này xảy ra nhờ sự hỗ trợ của các vi sinh vật như vi khuẩn hoặc trong môi trường hiếu khí.
  • Chỉ số COD: Cũng là tỷ lệ oxy cần để xảy ra quá trình oxy hóa các chất hữu cơ trong nước thành các phân tử nước và cacbonic. Quá trình này xảy ra nhờ một tác nhân có khả năng oxy hóa mạnh. 

Thành phần của nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt là một hỗn hợp bao gồm rất nhiều tạp chất với các tính chất hóa học và vật lý khác nhau: 

  • BOD: Như đã nói ở nội dung trước, BOD chính là thước đo để đo lượng oxy cần thiết để các vi khuẩn trong nước có thể oxi hóa được các chất hữu cơ. Chính vì thế, khi nồng độ BOD trong nước quá cao sẽ khiến cho các loài sinh vật thủy sinh trong nước như cá, tôm bị hạn chế khả năng hô hấp.
  • TDS: Là tổng lượng chất rắn hòa tan trong nước: khoáng chất, các hạt cation, anion, kim loại, muối,... Nồng độ TDS càng lớn thì nước càng bị ô nhiễm. Người ta thường sử dụng số liệu TDS để đánh giá chất lượng nước uống sử dụng trong gia đình.
  • TTS: Là tổng lượng chất rắn lơ lửng có trong nước. TTS càng cao sẽ càng khiến cho môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, làm ngăn cản sự sinh trưởng và phát triển của các loài sinh vật sống dưới nước.
  • Mầm bệnh: Trong nước sinh hoạt còn có chứa các mầm bệnh, đặc biệt là các bệnh về đường tiêu hóa, bệnh truyền nhiễm.
  • Chất dinh dưỡng: Trong nước thải còn chứa các chất dinh dưỡng trong quá trình nấu nướng tại các gia đình, nhà hàng,.... Tuy nhiên, nếu trong nước thải chứa quá nhiều chất dinh dưỡng cũng khiến cho các loài cá tôm bị chất do quá nhiều nito, là môi trường lý tưởng cho các loài tảo độc hại phát triển trong nước. 

Biện pháp xử lý nước thải sinh hoạt hiệu quả

Phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt

Phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt

Trước vấn nạn ô nhiễm môi trường, nước thải ảnh hưởng trực tiếp tới tâm lý, đời sống và sức khỏe của người dân. Biện pháp nào để xử lý nước thải sinh hoạt? 

Công nghệ MBBR

MBBR là công nghệ dựa trên phương pháp sinh học, sử dụng các chất liệu như than hoạt tính và các màng sinh học. 

Trường hợp có thể áp dụng công nghệ MBBR: 

  • Nước thải từ các trung tâm y tế, phòng khám, trạm y tế, bệnh viện
  • Nước thải từ các nhà hàng, khách sạn, các nhà máy trong các khu công nghiệp
  • Nước thải từ hoạt động chế biến thực phẩm: sữa, bia, bột sắn,...

Công nghệ AAO

Công nghệ AAO đã được nghiên cứu và áp dụng ở khoảng hơn 30 năm trước. Công nghệ này có thể xử lý nguồn nước thải có tỷ lệ BOD hoặc COD lớn hơn 0.5, tỷ lệ hóa chất hữu cơ dễ phân hủy lớn. 

Công nghệ này được áp dụng rộng rãi bởi có tính ổn định cao và rất dễ vận hành, là một trong những công nghệ xử lý hiệu quả nhất nhì trong thời điểm hiện tại. 

Trường hợp có thể áp dụng công nghệ AAO: nước thải sinh hoạt, nước thải từ các nhà máy chế biến thực phẩm, thủy hải sản, nước thải y tế. 

Công nghệ sinh - hóa - lý

Công nghệ sinh - hóa - lý được kết hợp bởi các tính chất sinh học, hóa học và vật lý. Trước khi xử lý nước thải, người ta sẽ đem nước thải xét nghiệm để kiểm tra những thành phần, tính chất của nước thải. Sau đó, áp dụng biện pháp hóa lý rồi đến biện pháp xử lý sinh học. 

Trường hợp có thể áp dụng công nghệ sinh hóa lý: nước thải công nghiệp từ hoạt động sản xuất mực in hay nhuộm vải. 

Công nghệ MBR

Công nghệ MBR sử dụng các màng lọc sinh học để lọc nước thải. Các khe hở trên màng lọc chỉ có kích thước

Công nghệ này không cần xây dựng bể sinh học và bể khử trùng nên tiết kiệm chi phí lắp đặt, được áp dụng khá nhiều trong thực tế. 

Tuy nhiên, một nhược điểm của công nghệ này là nằm ở chi phí màng lọc. Chi phí khá cao nên thường sẽ không được áp dụng trong các hệ thống xử lý nước thải lớn. 

Công nghệ SBR

Công nghệ SBR có hiệu quả xử lý khá cao, được áp dụng phương pháp xử lý sinh học theo mẻ. 

Người ta sẽ xây dựng 2 bể là Selector và C-tech. Nước thải được dẫn qua bể Selector, khí sẽ được sục liên tục vào trong nước để quy trình xử lý sinh học hiếu khí diễn ra. 

Sau đó, nước thải sẽ tiếp tục được dẫn sang bể C-tech để tiếp tục được xử lý. Quá trình này sẽ diễn ra liên tục theo từng mẻ cho đến khi nguồn nước được cải thiện về chất lượng. 

Ô nhiễm có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người. Một giải pháp kịp thời và cấp thiết ngay lúc này đó chính là sử dụng các sản phẩm máy lọc tổng - thiết bị có khả năng loại bỏ mọi tạp chất có trong nguồn nước sinh hoạt. 

Máy có công suất lớn nên có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng ở mọi gia đình từ ăn uống, tắm giặt tới vệ sinh. 

Các địa chỉ kinh doanh nhà hàng, khách sạn, xưởng sản xuất, chế biến cũng có thể sử dụng sản phẩm này để nâng cao chất lượng, dịch vụ của doanh nghiệp. 

Bạn có thể tham khảo sản phẩm này tại website của Điện máy Sakura hoặc liên hệ qua số điện thoại 0961.56.13.13.

Trên đây là toàn bộ nội dung về nước thải sinh hoạt. Đừng quên thường xuyên theo dõi website của Sakura để nhận những thông tin về sản phẩm và những chương trình khuyến mại hấp dẫn của công ty!

 

Bài viết khác

Sản phẩm đã xem

Yêu cầu gọi lại
Chat ngay qua Messenger Chat ngay qua Zalo

-->