Nước Thải Y Tế Là Gì? Thành Phần, Ảnh Hưởng Và Hướng Xử Lý

25-08-2023, 12:00 am

Nước thải y tế là loại nước thải đặc thù, ngoài các tạp chất thông thường có trong nước thì còn chứa nhiều mầm bệnh - là nguy cơ gây ra các bệnh truyền nhiễm, ảnh hưởng tới sức khỏe, đời sống của người dân sống trong khu vực. 

Cùng Điện máy Sakura tìm hiểu thông tin chi tiết về thành phần, sự ảnh hưởng và hướng xử lý nước thải y tế. Theo dõi ngay!

Nước thải y tế là gì?

Tìm hiểu nước thải y tế là gì?

Nước thải y tế là gì?

Nước thải y tế là nước thải được xả ra từ các trung tâm y tế, phòng khám hoặc ở các bệnh viện từ các hoạt động thăm khám, xét nghiệm, điều trị bệnh cho các bệnh nhân hoặc các các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như tắm rửa, giặt giũ, vệ sinh, nấu ăn của các bác sĩ, bệnh nhân, nhân viên điều dưỡng tại đây. 

Nước thải y tế có từ các hoạt động vệ sinh dụng cụ y tế, lau rửa vết thương, các phòng xét nghiệm hoặc các mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân. Trong nước thải có chứa các vi khuẩn, mầm bệnh, tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm nếu không được xử lý đúng quy trình. 

Nước thải y tế còn có từ hoạt động nấu ăn, vệ sinh, tắm giặt,... Một số bệnh nhân có thể mắc các bệnh truyền nhiễm, việc ăn uống có thể làm lan truyền bệnh tật ra môi trường nước, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân sống quanh khu vực lân cận nếu không được xử lý đúng cách. 

Thành phần hóa học trong nước thải y tế

Nước thải y tế là một hỗn hợp chứa rất nhiều tạp chất, bao gồm: 

  • Các hợp chất hữu cơ từ hoạt động nấu nướng, ăn uống tại nhà ăn của các bệnh viện và bệnh nhân.
  • Trong nước thải y tế còn có chứa các chất rắn lơ lửng.
  • Các mẫu bệnh phẩm từ bệnh nhân trong quá trình xét nghiệm bệnh tật như máu, đờm, dịch, nước tiểu,...
  • Các hóa chất dùng trong quá trình điều trị bệnh, có thể bao gồm các chất độc hại, thậm chí là chất phóng xạ. 
  • Vi khuẩn, sinh vật ký sinh, virus gây bệnh cũng là một thành phần không thể thiếu trong nước thải y tế. Ví dụ: tụ cầu, liên cầu, virus bại liệt, virus đường tiêu hóa, ký sinh,...

Sự ảnh hưởng của nước thải y tế tới sức khỏe con người và môi trường

Sự ảnh hưởng của nước thải y tế tới sức khỏe con người và môi trường

Sự ảnh hưởng của nước thải y tế tới sức khỏe con người và môi trường

Như đã nói ở nội dung phần trước, nước thải y tế là một loại nước thải đặc thù có những tạp chất có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và tính mạng con người nếu không được xử lý hiệu quả. Trong đó có: 

Những ảnh hưởng tới sức khỏe

Các căn bệnh có thể lây truyền qua đường nước thải: tụ cầu vàng, virus bại liệt, trực khuẩn mủ xanh, tả lị,... 

Đặc biệt, trong thời điểm hiện tại, căn bệnh thế kỷ Covid-19 vẫn còn đang hoành hành, việc xử lý nước thải từ hoạt động khám chữa bệnh của các bệnh nhân Covid là điều vô cùng cần thiết nhằm đảm bảo sức khỏe cho những người xung quanh. 

Nếu tiếp xúc với nguồn nước bị ô nhiễm lâu ngày, con người còn có nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tiêu chảy, bệnh về đường tiêu hóa, thận, thậm chí là ung thư và tử vong. 

Nước thải y tế chứa mầm bệnh không những ảnh hưởng tới sức khỏe, đời sống của người dân mà còn làm hao hụt kinh tế, lãng phí tài nguyên cho các hoạt động điều trị bệnh tật. 

Những ảnh hưởng đến môi trường

Nước thải chứa quá nhiều tạp chất khiến cản trở quá trình quang hợp, hô hấp, phá hủy môi trường sống của các sinh vật thủy sinh và cây trồng dưới nước. 

Điều này khiến cho các sinh vật như tôm, cá bị chậm phát triển, ngạt thở, thậm chí là chết hàng loạt. Từ đó, gây ảnh hưởng tới nguồn thực phẩm sử dụng hàng ngày của người dân sống ven khu vực. 

Đặc biệt, đối với các hộ dân sống nhờ vào hoạt động nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản thì ô nhiễm môi trường luôn là nỗi lo lắng thường trực của họ. Có khi chỉ trong vài ngày mà có thể mất trắng một cơ nghiệp. 

Về lâu dài, nước thải y tế còn gây ảnh hưởng tới môi trường đất ở khu vực xung quanh, biến đổi tính chất vốn có của đất, không thể cải tạo, làm giảm năng suất cây trồng. Các loài gia súc, gia cầm trong gia đình nếu tiếp xúc với nguồn nước bị ô nhiễm thì cũng có thể mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. 

Tiêu chuẩn nước thải y tế

Tiêu chuẩn nước thải y tế

Tiêu chuẩn nước thải y tế

Các tiêu chuẩn trong nước thải y tế đã được bộ tài nguyên và môi trường ban hành trong bộ tài liệu quy chuẩn QCVN 28:2010/BTNMT: 

  • Nồng độ pH: Nồng độ pH quá cao hay quá thấp đều là biểu hiện của ô nhiễm môi trường.
  • BOD: Là nồng độ oxy cần thiết cho quá trình oxy hóa sinh học bởi các vi sinh vật (vi khuẩn).
  • COD: Là nồng độ oxy cần thiết cho quá trình oxy hóa hóa học bởi quá trình sử dụng các chất hóa học để xử lý nước thải.
  • TSS: Là nồng độ các chất lơ lửng có trong nước, nồng độ này càng lớn thì nước sẽ càng bị ô nhiễm nghiêm trọng.
  • Nồng độ các hóa chất độc hại như amoni, photpho, nitrat, sunfua,...
  • Nồng độ các ion âm hòa tan trong nước như Clorua, Nitrat, Sunfat, Bromua,...
  • Các mầm bệnh, vi khuẩn, virus như coliform, ecoli và nhiều loại vi khuẩn gây bệnh khác. Số liệu này cần có thước đo cụ thể để không làm ảnh hưởng tới môi trường. 

Một số phương pháp xử lý nước thải y tế ở Việt Nam

Sau đây là một số phương pháp đã được áp dụng trong xử lý nước thải y tế ở Việt Nam: 

Nguyên tắc AAO

Công nghệ AAO trong xử lý nước thải y tế

Công nghệ AAO trong xử lý nước thải y tế

Nguyên tắc AAO bao gồm các bước sau: 

  • Anaerobic: Các vi sinh vật sử dụng oxy để phân hủy các chất hữu cơ.
  • Anoxic: Môi trường không có oxy khiến cho các vi sinh vật phải khai thác oxy từ các nguồn khác (nguyên tử oxy trong NO2-, NO3-). Hiệu suất của bước này được đánh giá cao.
  • Phân hủy kỵ khí: Trong trường hợp này, nước thải sẽ được trải qua 3 giai đoạn, bao gồm thủy phân, lên men, giấm hóa và cuối cùng là metan hóa. 

Ưu điểm: 

  • Xử lý được cả nguồn nước ô nhiễm cao
  • Không phân tán mùi
  • Chi phí lắp đặt không quá cao
  • Kết cấu gọn, không tốn nhiều diện tích
  • Lắp đặt nhanh chóng
  • Dễ dàng phối hợp với các bể xử lý sẵn. 

Xử lý bằng than bùn hoạt tính

Để thực hiện được phương pháp xử lý nước thải bằng than bùn thì môi trường xử lý phải hiếu khí. Dưới tác động của các vi sinh vật, nước thải sẽ được hòa tan cùng với không khí để phân hủy cacbon và nitơ. Tại bể hiếu khí, các phản ứng hóa học sẽ diễn ra khiến cho các chất hữu cơ bị phân hủy. 

Ưu điểm: 

  • Xử lý an toàn cho kết quả tốt
  • Chi phí đầu tư thấp

Nhược điểm: 

  • Chi phí vận hành cao, tiêu tốn điện năng
  • Phát ra tiếng động
  • Xuất hiện mùi hôi
  • Bùn khó lắng
  • Cần chuyên môn kỹ thuật cao. 

Để đảm bảo an toàn cho nguồn nước trong gia đình, bạn có thể tham khảo các sản phẩm máy lọc tổng tại Điện máy Sakura

Máy có khả năng lọc sạch mọi tạp chất có trong nước, mang lại nguồn nước an toàn cho gia đình. Máy có công suất cực lớn, lên tới 2000 lít mỗi giờ, có thể đáp ứng được mọi hoạt động sinh hoạt, hạn chế các bệnh lây nhiễm từ nguồn nước, nâng cao tuổi thọ cho các thiết bị vệ sinh trong gia đình. 

Liên hệ ngay qua website dienmaysakura.vn hoặc số điện thoại 0961.56.13.13 để được trải nghiệm các sản phẩm máy lọc tổng uy tín, chất lượng, đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình. 

 

Bài viết khác

Sản phẩm đã xem

Yêu cầu gọi lại
Chat ngay qua Messenger Chat ngay qua Zalo

-->