Đăng ký Nhận Báo Giá 2024
GỬI NGAYCác chất phóng xạ có tác động vô cùng nguy hiểm đến sức khỏe con người, động thực vật và môi trường, phá vỡ cấu trúc tế bào của từng cá thể khiến chúng bị phá hủy. Mức độ tác động của ô nhiễm phóng xạ còn phụ thuộc vào thời gian và cường độ tiếp xúc.
Ở nội dung bài viết này, Điện máy Sakura sẽ bật mí cho các bạn thông tin phóng xạ là gì, nguyên nhân, những ảnh hưởng và phương pháp để phòng tránh ô nhiễm phóng xạ. Xem ngay!
Tìm hiểu phóng xạ là gì?
Phóng xạ được biết đến là một hiện tượng hạt nhân bị biến đổi và phát ra bức xạ hạt nhân. Khi các nguyên tử hạt nhân giải phóng ra bên ngoài thì gọi là hiện tượng phóng xạ. Phóng xạ có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới con người, động thực vật và môi trường sống. Những hệ lụy của phóng xạ cũng diễn ra lâu dài và rất khó khắc phục.
Khi mức độ bức xạ của tự nhiên gia tăng đột ngột sẽ diễn ra tình trạng ô nhiễm phóng xạ. Bức xạ có thể tồn tại ở nhiều trạng thái: thể rắn, thể lỏng, thể khí. Ô nhiễm phóng xạ xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau:
Năng lượng hạt nhân được khám phá và sử dụng ở một số quốc gia trên thế giới. Nếu ở các nhà máy này bị rò rỉ hạt nhân sẽ gây ra các thảm họa nghiêm trọng đối với con người bởi sự khuếch tán của bức xạ.
Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi năm 2011 là một ví dụ điển hình về tai họa phóng xạ từ nhà máy sản xuất hạt nhân.
Nói đến phóng xạ chúng ta có thể không biết, nhưng nói đến bom nguyên tử, đạn hạt nhân, cuộc thảm sát ở thành phố Hiroshima và Nagasaki tại Nhật Bản năm 1945 thì chẳng ai là không biết đến.
Hậu quả nặng nề của nó mang lại không chỉ là hàng trăm nghìn người thiệt mạng, 2 thành phố lớn bị phá hủy toàn bộ mà còn là những cuộc đời khổ đau về sau, bệnh tật, tự rỉ, rối loạn tâm thần, ung thư,... Sự kiện này đã khiến cho toàn thế giới phải rúng động về những nguy hiểm kinh hoàng khi sử dụng vũ khí hạt nhân, là thước đo của tội ác, của niềm thương đau.
Tìm hiểu về ô nhiễm phóng xạ
Đồng vị phóng xạ là một nguyên liệu để tạo ra các loại máy dò kim loại, máy chụp X-quang trong y tế,... Đồng vị phóng xạ nếu không được sử dụng và xử lý đúng cách, khi ra ngoài môi trường, nó sẽ kết hợp với các nguyên tố và hợp chất khác, tăng nguy cơ hấp thụ bức xạ.
Khai thác các mỏ khoáng Radium, Uranium, Radon, Kali, Carbon, Photpho,... cũng là nguyên nhân có thể gây ra ô nhiễm phóng xạ nếu không được khai thác đúng cách.
Quá trình bảo quản, vận chuyển các chất phóng xạ xảy ra sự cố khiến cho chất phóng xạ bị đưa ra môi trường. Phần lớn các hóa chất được đưa ra môi trường do tai nạn va chạm tàu, tràn dầu.
Hiện nay, nhiều nhà khoa học ở các nước trên thế giới vẫn tiến hành các cuộc nghiên cứu và thử nghiệm về bức xạ. Đặc biệt là ở trong ngành y với tác dụng điều trị cho người khỏi bệnh ung thư - hóa trị. Phương pháp chữa bệnh ung thư bằng bức xạ là cách để ngăn chặn sự phát triển nhanh chóng của các tế bào đang được áp dụng phổ biến.
Tuy nhiên, vẫn có không ít nhà khoa học đã bị phơi nhiễm trong quá trình thử nghiệm gây ra các biến chứng kéo dài và thậm chí là tử vong.
Ô nhiễm phóng xạ còn có nguyên nhân từ tự nhiên khi các tia vũ trụ với các hạt nguyên tử năng lượng cực cao gây ra. Trong đó, tia gamma được biết là tia bức xạ cao nhất, chúng ta không thể nhìn bằng mắt thường mà có thể tránh được. Ngoài ra, trong vỏ trái đất cũng có các nguyên tố phóng xạ bởi các mỏ khoáng trong đá, đất và nước.
Chất thải hạt nhân đến từ các vũ khí quân sự, cơ sở quân sự, chất thải từ các bệnh viện, phòng thí nghiệm nếu không được xử lý đúng cách có thể gây ra ô nhiễm phóng xạ từ nhẹ tới trung bình trong một thời gian dài.
Tác động của ô nhiễm phóng xạ không chỉ khó đoán, khó nhận biết mà còn rất khó khắc phục. Chính vì thế việc tuân thủ quy trình xử lý rác thải hạt nhân là điều vô cùng cần thiết.
Ô nhiễm phóng xạ có ảnh hưởng gì tới môi trường và con người?
Ô nhiễm phóng xạ có thể gây ra biến đổi gen trong cơ thể con người, gây ra các bệnh mãn tính - gây suy nhược cơ thể, rối loạn máu, suy nhược thần kinh và các bệnh cấp tính - bệnh thần kinh, bệnh về da, buồn nôn, chóng mặt, thậm chí là tử vong.
Những sinh vật bị nhiễm phóng xạ cũng không thể thoát khỏi kết cục thảm hại, bị chất phóng xạ hủy hoại từng tế bào, gây ngộ độc, gây dị tật bẩm sinh và khiến cho các sinh vật bị chết, làm mất căn bằng sinh thái.
Không chỉ như vậy, chất phóng xạ còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường đất, nước và không khí; nhiều năm sau vẫn để lại hậu quả không thể khắc phục được. Chất phóng xạ cũng là nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu và các đặc tính tự nhiên của môi trường sống.
Các vụ nổ do thử vũ khí hạt nhân cũng sẽ gây ra ô nhiễm không khí và gây hại trực tiếp cho những người hít phải.
Một ví dụ điển hình về ảnh hưởng của ô nhiễm phóng xạ đó chính là vụ nổ nhà máy hạt điện nhân ở Ukraina lắm 1986. Đám mây bụi phóng xạ đã lan ra bán kính 30km với tổng diện tích tới 4.200km2 làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống. Cho tới hiện tại, nơi đây vẫn được coi là vùng bị ô nhiễm phóng xạ nặng nề nhất trên thế giới.
Sau đó, tổ chức Hòa bình Xanh đã ước tính có khoảng 9.000 người trong tổng số 6.6 triệu người đã chết vì mắc bệnh ung thư do ảnh hưởng từ chất phóng xạ từ vụ nổ của nhà máy điện này.
Các phương pháp phòng tránh ô nhiễm phóng xạ
Nếu sinh sống trong khu vực có nhà máy hạt nhân thì người dân xung quanh khi ra đường cần đeo khẩu trang, mặc quần áo kín, các loại thực phẩm như rau củ quả được trồng trong khu vực này cũng không nên sử dụng.
Nước uống và nước sinh hoạt hàng ngày cũng cần được kiểm tra thường xuyên để đảm bảo không bị nhiễm phóng xạ từ nguồn nước.
Đối với những người công nhân làm nhiệm vụ khai khoáng ở các mỏ, nhân viên tại các nhà máy phản ứng hạt nhân thì cần tuân thủ an toàn lao động, sử dụng đồ bảo hộ chuyên dụng để đảm bảo an toàn, làm việc đúng quy trình để hạn chế triệt để tình trạng chất phóng xạ bị rò rỉ ra bên ngoài.
Hy vọng những chia sẻ về ô nhiễm phóng xạ từ Điện máy Sakura đã giúp bạn đọc có thêm kiến thức và sự hiểu biết về ô nhiễm phóng xạ, nguyên nhân, tác hại và cách phòng tránh của ô nhiễm phóng xạ. Cảm ơn bạn đọc đã dành thời gian cho bài viết về ô nhiễm phóng xạ của Sakura!
✿