Rác thải nhựa là gì? Tác hại và biện pháp khắc phục hiệu quả

29-09-2022, 10:21 am

Hơn 3 triệu tấn là khối lượng rác thải nhựa được đưa ra ngoài môi trường mỗi năm, chỉ có một phần trong đó được xử lý và tái chế, một phần lớn còn lại bị vùi mình trong đất hoặc chìm trong lòng dòng sông và trôi ra biển. 

Trong khi đó, việc xử lý rác thải nhựa lại gặp vô cùng nhiều những khó khăn và nó đã trở thành thách thức cho các quốc gia, doanh nghiệp trong việc cân bằng giữa lợi ích doanh nghiệp và nghĩa vụ bảo vệ môi trường. 

Rác thải nhựa là gì? Nguồn gốc sinh ra rác thải nhựa

Rác thải nhựa là gì? Nguồn gốc sinh ra rác thải nhựa

Rác thải nhựa là gì? Nguồn gốc sinh ra rác thải nhựa

Rác thải nhựa là những đồ dùng bằng chất liệu nhựa đã qua sử dụng và được vứt bỏ như đồ chơi, túi đựng, chai lọ, các bao bì bằng nilon,... 

Nếu như các loại giấy gói từ tự nhiên như lá chuối, lá sen có tính an toàn cao nhưng lại không đảm bảo, tính đóng gói kém, không đựng được nước, thời gian sử dụng lại ngắn thì các đồ dùng bằng nhựa có thể khắc phục được tất cả các nhược điểm này. 

Đồ dùng nhựa có nhiều mẫu mã, chất liệu nhỏ gọn, nhẹ, có thể chứa đựng được nhiều loại thực phẩm, nước uống khác nhau. Đồ dùng nhựa cũng có độ bền cao, có thể tái chế nhiều lần, giá thành lại rẻ nên ngày càng được ưa chuộng sử dụng. 

Chỉ cần bỏ ra khoảng vài chục nghìn đồng bạn đã có thể mua những chiếc chậu nhựa để sử dụng cho gia đình với tuổi thọ khoảng 5 - 7 năm. Trong khi đó, chậu inox lại có giá thành cao hơn nhiều lần, khoảng vài trăm nghìn đồng. 

Rác thải nhựa được phát sinh từ nhiều hoạt sinh hoạt hàng ngày: 

  • Chất thải nhựa từ hoạt động sinh hoạt của khu dân cư
  • Chất thải nhựa từ các khu chợ, trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, các khu văn hóa, khu vui chơi giải trí,... 
  • Chất thải nhựa từ các cơ quan, trường học, viện nghiên cứu,... 
  • Chất thải từ các nhà máy, khu công nghiệp, xí nghiệp, các công trình xây dựng,... 

Tác hại của rác thải nhựa với môi trường sống

Tác hại của rác thải nhựa với môi trường sống

Nhờ sự tiện dụng và giá thành rẻ mà đồ dùng nhựa đã được hiện diện ở khắp mọi nơi xung quanh chúng ta. Bạn hãy thử nhẩm tính xem bán kính 1 mét xung quanh mình có những đồ dùng nhựa gì không? Cốc nhựa, bút nhựa, điều khiển nhựa, túi bánh, ốp điện thoại,... là thứ ở xung quanh tôi!

Đằng sau sự tiện dụng của đồ dùng nhựa là những hệ lụy không thể lường trước được đối với môi trường sống:  

Rác thải nhựa rất khó phân hủy, ngay cả khi đưa đi chôn lấp thì vẫn còn tồn tại tới hàng trăm năm nó sẽ làm biến đổi các tính chất vật lý vốn có của đất, khiến đất không giữ được nước, phá hủy môi trường sống của các vi sinh vật, sinh vật dưới đất, làm ảnh hưởng tới sự phát triển của các loại cây trồng.

Khi bị chôn lấp, theo thời gian, các mảnh nhựa sẽ được phân tách thành kích cỡ khác nhau: micro, nano, pico,... Các mảnh vi nhựa đi vào cơ thể con người và các sinh vật sống sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.  

Đặc biệt, nếu xử lý rác thải nhựa không đúng cách sẽ còn gây ra ô nhiễm không khí, tạo mùi khó chịu, gây ra hiệu ứng nhà kính và những ảnh hưởng tiêu cực không đáng có đối với con người và môi trường sống xung quanh. 

Khí độc từ nhựa bao gồm khí dioxin, furan,... đây là những chất có khả năng gây ra ung thư, giảm khả năng miễn dịch, ảnh hưởng nội tiết. Dioxin có khả năng gây biến đổi gen - chất độc màu da cam. 

Rác thải nhựa tràn lan trên biển cũng khiến các loài thủy hải sản gặp khó khăn trong hô hấp, các loài cá lớn cũng bị ảnh hưởng khi nuốt phải quá nhiều rác thải nhựa khiến không thể tiêu hóa được, phá hủy tế bào, ngạt thở,... 

Các tổ chức bảo vệ động vật trên thế giới vẫn không ngừng phát ra cảnh báo về vấn nạn đồ dùng nhựa dùng một lần gây thay đổi cấu trúc của hệ sinh thái, làm suy giảm đa dạng sinh học nghiêm trọng. 

Chắc bạn cũng không ít lần nhìn thấy những hình ảnh sinh vật biển đang bị “bào mòn” sự sống bởi sự xuất hiện của rác thải nhựa: những con rùa bị ống hút nhựa cắm vào mũi khiến khó thở, những chú hải cẩu bị lưới quấn quanh cổ trầy xước, những chú cá voi lớn trôi dạt với một bụng lớn toàn rác thải nhựa, những chú cá nhỏ bị bao bọc toàn thân bằng một chiếc chai nhựa chẳng thể nào thoát ra,... 

Rác thải nhựa phải mất bao lâu để có thể phân hủy?

Rác thải nhựa phải mất bao lâu để có thể phân hủy?

Rác thải nhựa phải mất bao lâu để có thể phân hủy?

Mất 5 năm hay 10 năm để rác thải nhựa có thể phân hủy hoàn toàn? Một loại rác thải để lại hậu quả lâu dài nhất đó chính là rác thải nhựa, tuổi thọ của chúng có thể cao hơn tuổi thọ của chúng ta hơn rất nhiều, có thể lên tới 10 lần, 20 lần. Bạn có thể tưởng tượng: đồ dùng nhựa bạn được cho sử dụng năm 1 tuổi vẫn tồn tại cho tới khi ta mất đi, đời con, đời cháu chúng ta. 

  • Chai nhựa PET mất 450 - 1000 năm để phân hủy. Trong khi đó, mỗi năm chúng ta sản xuất ra 56 triệu tấn PET.
  • Bao nhựa mất 10 - 100 năm để phân hủy. Chúng không thể phân hủy sinh học nên sẽ tạo thành các mảnh nhỏ, trôi nổi và được phân hủy bởi ánh sáng mặt trời.
  • Chai đựng chất tẩy rửa bằng chất liệu HDPE cần 500 - 1000 năm để phân hủy.
  • Ống hút nhựa bằng chất liệu PP có thể tồn tại từ 100 - 500 năm.
  • Bàn chải đánh răng bằng chất liệu PA được làm bằng nhựa cứng và nylon có tuổi thọ trên 500 năm.
  • Cốc đựng sữa chua bạn ăn hàng ngày bằng chất liệu PP có tuổi thọ dao động từ 100 - 500 năm.
  • Ly xốp bằng chất liệu XPS phân hủy trong 50 - 500 năm.
  • Quần áo bằng các sợi Polyester, Spandex, Acrylic,... phân hủy trong 20 - 200 năm.

Các biện pháp hạn chế rác thải nhựa

Biện pháp giáo dục, tuyên truyền 

Để giải quyết tình trạng sử dụng đồ dùng nhựa tràn lan thì biện pháp hiệu quả và lâu dài nhất đó chính là nâng cao nhận thức của người dân trong việc sử dụng đồ dùng nhựa, thu gom và phân loại rác thải. 

Tái sử dụng, tái chế

Đồ dùng nhựa có độ bền cao nên có thể tái sử dụng lại để hạn chế lượng rác thải nhựa sử dụng mỗi ngày. Ví dụ: Tái sử dụng chai nhựa, túi nilon, bao bì,... 

Bạn có thể áp dụng các biện pháp tái chế đồ dùng tại nhà như: sử dụng chai nhựa để làm các chậu cây nhỏ, hộp đựng bút hoặc làm các đồ dùng decor nhà cửa,...

Đây là biện pháp tận dụng rác thải nhựa giúp tạo a các đồ dùng có lợi ích mới, sử dụng được nhiều lần. Tái chế là cách để tối giản lượng rác thải nhựa hiệu quả, tận dụng tốt tài nguyên và bảo vệ môi trường. 

Sử dụng đồ dùng hữu cơ, có thể tái sử dụng

Sử dụng đồ dùng hữu cơ có thể tái sử dụng là biện pháp hạn chế rác thải nhựa

Sử dụng đồ dùng hữu cơ có thể tái sử dụng là biện pháp hạn chế rác thải nhựa

Ống hút inox, ống hút cỏ, túi giấy, túi vải, cốc giấy, hộp giấy, cốc cá nhân,... là những đồ dùng được tạo ra nhằm mục đích để thay thế các đồ dùng nhựa để bảo vệ môi trường. Dù có giá thành nhỉnh hơn một chút so với chất liệu nhựa nhưng được rất nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. 

Có rất nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam thay đổi cốc nhựa, túi nhựa, ống hút nhựa bằng cốc cá nhân, cốc giấy, túi giấy, ống hút giấy và nhận được những phản hồi tích cực từ người tiêu dùng: 

+ Starbucks giảm 10.000đ cho các khách hàng cầm theo bình nước cá nhân khi mua nước uống. 

+ Milo thay đổi ống hút nhựa thành ống hút giấy bảo vệ môi trường. 

+ Tokyo Life áp dụng chương trình tính phí cho các khách hàng sử dụng túi nilon để đựng sản phẩm;  khuyến khích khách hàng có thể sử dụng túi đựng cá nhân hoặc cầm đồ bằng tay (không có bao bì).

Phân loại rác thải 

Phân loại rác thải cũng là cách để bảo vệ môi trường giúp dễ dàng thu gom, vận chuyển và xử lý. Điều này chưa được thực hiện tốt ở Việt Nam, đặc biệt là ở khu vực thành thị. 

Rác hữu cơ như thức ăn thừa, vỏ trái cây, rau củ quả là những loại rác thải dễ phân hủy và có thể sử dụng làm phân bón hữu cơ cho cây trồng. Bạn có thể sử dụng các loại rác thải hữu cơ này đặt vào các chậu cây để thay cho phân bón vô cơ. 

Rác vô cơ không thể tái chế là các loại rác như túi nilon, nhựa dùng 1 lần, túi giấy,... cần thu gom để xử lý đúng cách. Các loại rác này cần xử lý bằng các phương pháp đặc biệt để không làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm môi trường đất. 

Rác vô cơ có thể tái chế là các loại rác như chai nhựa, thùng carton, giấy,... bạn có thể thu gom lại để bán, các xưởng xử lý sẽ tạo ra các đồ dùng mới nhờ các rác thải cũ này. 

Rác độc hại là các đồ dùng dễ cháy, có thể gây ngộ độc, cháy nổ như pin hỏng, đèn, acquy,... cần được thu gom riêng để không làm ảnh hưởng tới sức khỏe khi tiếp xúc gần. 

Không tự ý đốt rác

Việc tự ý đốt rác thải nhựa là không phù hợp bởi nó sẽ làm phát tán các chất độc hại ra không khí - dioxin. Chất này có khả năng gây biến đổi gen, các bệnh về đường hô hấp và ung thư. 

Trong thời điểm hiện tại, khi ô nhiễm không khí đang ngày càng trầm trọng luôn ở mức báo động đỏ gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người. Một giải pháp kịp thời, cấp thiết cho các gia đình đó chính là máy lọc không khí

Không chỉ có khả năng lọc sạch bụi bẩn trong không khí mà thiết bị còn giúp loại bỏ vi khuẩn, virus, mầm bệnh và tạo độ ẩm.  Liên hệ ngay Sakura qua hotline 0961.56.1313  hoặc chat tại dienmaysakura.vn để được hỗ trợ tư vấn nhanh nhất! 

Trên đây là thông tin giải đáp về nguồn gốc, tác hại và các biện pháp để hạn chế rác thải nhựa từ Điện máy Sakura. Cảm ơn bạn đọc đã dành thời gian cho bài viết của Sakura!

 

Bài viết khác

Sản phẩm đã xem

Yêu cầu gọi lại
Chat ngay qua Messenger Chat ngay qua Zalo

-->