Hiện tượng thủy triều đỏ là gì? Nguyên nhân, tác hại và hướng phòng tránh

05-04-2023, 3:00 pm

Bão, lũ, ngập lụt, sạt lở đất là những thiên tai rất thường gặp ở các quốc gia và khu vực ven biển. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết tới thủy triều đỏ - thiên tai mang lại những mối ảnh hưởng nghiêm trọng tới con người và các sinh vật vùng biển. 

Ở nội dung bài viết này, Điện máy Sakura sẽ giải mã cho bạn những thông tin chi tiết về khái niệm thủy triều đỏ, nguyên nhân, tác động và hướng phòng ngừa thủy triều đỏ. Xem ngay!

Tìm hiểu hiện tượng thủy triều đỏ

Tìm hiểu hiện tượng thủy triều đỏ

Tìm hiểu hiện tượng thủy triều đỏ

Thủy triều đỏ là hiện tượng nước biển có màu đỏ rực. Hiện tượng này xuất hiện khi các loài tảo dưới biển sinh trưởng và phát triển với tốc độ nhanh khiến cho mặt nước bị chuyển đục hoặc biến thành các màu sắc xanh, đỏ, hồng, tím, nhuộm rực một khu vực biển. 

Thủy triều đỏ thường sẽ chỉ xuất hiện ở những khu vực ven biển nhưng cũng có thể xuất hiện ở xa bờ (lên tới hơn 60km) nếu có điều kiện thuận lợi. 

Nếu như tảo sinh sôi với số lượng ít sẽ là nguồn thức ăn dồi dào cho các loài sinh vật thủy sinh. Tuy nhiên, nếu nếu tảo sinh sôi quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng tới môi trường sinh sống của các con vật dưới nước: tăng độc tố tự nhiên, làm giảm oxy trong nước. 

Thủy triều đỏ là nguyên nhân khiến các loài cá, động vật thân mềm, giáp xác vùng biển chết hàng loạt. Từ đó, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới kinh tế của người dân. 

Ở Việt Nam cũng đã từng xảy ra hiện tượng thủy triều đỏ. Trong đó, vùng biển Bình Thuận chính là nơi có tần suất tảo nở hoa nhiều nhất. 

Vào khoảng mùa hè năm 2014, tảo nở hoa đã nhuốm một màu đỏ vàng trên bãi biển Mũi Né - Hòn Rơm. Điều này đã tạo nên một làn sóng xôn xao đối với người dân nơi đây không những về yếu tố tự nhiên mà còn ảnh hưởng tới tâm linh. 

Hàng tấn xác cá và động vật thủy sinh đã chết và trôi dạt vào bờ biển, phân hủy và bốc mùi hôi thối, ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống của người dân khu vực. 

Cư dân Bình Thuận cho biết, thủy triều đỏ thường xuất hiện vào khoảng tháng 6 hàng năm - thời điểm nhiệt độ thay đổi đột ngột và nóng nhất trong năm. 

Nguyên nhân nào dẫn tới thủy triều đỏ?

Nguyên nhân nào dẫn tới thủy triều đỏ?

Nguyên nhân nào dẫn tới thủy triều đỏ?

Thủy triều đỏ có thể diễn ra trong thời gian ngắn khoảng vài tuần hoặc lâu hơn một năm. Trong thời gian đó, hiện tượng thủy triều đỏ có thể giảm dần và tái xuất hiện theo điều kiện của môi trường (độ mặn, hướng gió, dòng chảy) và khí hậu. 

“Thủy triều đỏ” là thuật ngữ được sử dụng phổ biến ở thời gian trước đây, nhưng cho tới hiện tại, các nhà nghiên cứu đã đề xuất loại bỏ thuật ngữ này bởi thủy triều đỏ không nhất thiết phải có màu đỏ mà còn có thể là màu đục, màu xanh, tím hoặc hồng. Nhiều trường hợp, thủy triều đỏ còn không gây ra bất cứ sự biến đổi màu sắc nào cả. 

Đặc biệt, hiện tượng thủy triều đỏ còn không xuất phát từ nguyên nhân thủy triều và cũng không có mối liên hệ nào với thủy triều. 

Thực tế, có 2 nguyên nhân có thể dẫn tới thủy triều đỏ: 

  • Tảo nở hoa 

Tảo sinh trưởng và phát triển một cách đồng loạt sẽ khiến biến đổi màu sắc của nước biển, giảm lượng oxy hòa tan trong nước. Hiệu tượng này thường xảy ra khi nhiệt độ môi trường tăng cao đột ngột, điều kiện dinh dưỡng tăng nhanh, sự trao đổi nước giữa các khu vực kém. 

  • Bụi giàu sắt

Bụi giàu sắt cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng thủy triều đỏ. Hiện tượng này thường sẽ ít gặp hơn tảo nở hoa, chỉ xảy ra ở các vùng sa mạc rộng lớn - nơi có biến đổi khí hậu ở một quy mô lớn. 

Các luồng gió lớn sẽ đem theo các bụi sắt xuống biển tạo nên độ phèn cho nước khiến nước ngả sang màu đỏ vàng. 

Ảnh hưởng thủy triều đỏ tới hệ sinh thái và con người

Ảnh hưởng thủy triều đỏ tới hệ sinh thái và con người

Ảnh hưởng thủy triều đỏ tới hệ sinh thái và con người

Thủy triều đỏ luôn là nỗi ám ảnh đối với những người dân sống khu vực ven biển, hải đảo bởi nó không những ảnh hưởng tới kinh tế mà còn tác động nghiêm trọng tới sức khỏe con người. Cụ thể như sau: 

Sinh vật biển

Tảo biển là nguồn thức ăn dồi dào đối với các loài sinh vật dưới nước; tuy nhiên, nếu tảo sinh trưởng và phát triển với số lượng lớn sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường sống, sự sinh trưởng và phát triển của cá tôm: 

  • Cản trở môi trường sống

Tảo sinh sôi quá nhiều khiến cho môi trường sống của các loài sinh vật biển bị cản trở, làm ảnh hưởng tới quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng và oxy. Theo nhiều cuộc nghiên cứu tại các vùng biển xuất hiện thủy triều đỏ trên mang cá chết đều có một lớp nhầy của tảo biển và có dấu hiệu bị tổn thương bởi tảo biển. 

  • Hút cạn oxy

Các loài tảo độc sau khi chết đi sẽ cần khí oxy trong nước để phân hủy. Chính vì thế, lượng oxy trong nước bị giảm một cách đáng kể, các loài cá tôm tại đây sẽ bị thiếu khí, hô hấp khó khăn và có thể chết hàng loạt. 

Các loài sinh vật biển bị chết cũng kéo theo tác động ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới sự cân bằng của hệ sinh thái. 

Thực tế, ở các vùng biển Châu Mỹ như Hoa Kỳ, Canada, Mexico và Trung Quốc đã có những khoảng thời gian điêu đứng vì vấn nạn thủy triều đỏ và mất rất nhiều thời gian để khôi phục lại hệ sinh thái như ban đầu. 

Con người

  • Sức khỏe

Nếu con người ăn phải các loài sinh vật bị nhiễm độc từ tảo sẽ bị ảnh hưởng tới đường hô hấp, dị ứng mắt với các dấu hiệu như chảy nước mắt, ho, hắt hơi. 

Với những người đã có bệnh nền về hô hấp như phổi mãn tính, hen suyễn khi nhiễm độc tố từ hiện tượng thủy triều đỏ sẽ có thể bị diễn biến bệnh nghiêm trọng hơn. 

Đặc biệt, nếu các độc tố kết hợp với nhau thành cao phân tử còn gây tê liệt thần kinh ở con người khi hấp thụ vào trong cơ thể. 

  • Kinh tế

Những người dân sinh sống bằng nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản thì thủy triều đỏ chính là mối nguy hại nghiêm trọng vì có thể làm cá tôm chết hàng loạt, ảnh hưởng trực tiếp tới kinh tế mà khó có thể khôi phục được trong thời gian ngắn. 

Hướng phòng ngừa thủy triều đỏ hiệu quả

Làm thế nào để phòng tránh thủy triều đỏ hiệu quả?

Làm thế nào để phòng tránh thủy triều đỏ hiệu quả?

Tảo nở hoa hàng loạt xuất phát từ biến đổi khí hậu và chất hữu cơ trong nước quá nhiều, tạo điều kiện cho các loài tảo phát triển. 

Trong khi đó, nước thải từ các khu dân cư, các trang trại nông nghiệp đều chứa rất nhiều chất hữu cơ. Các chất hữu cơ này khi đổ ra biển lớn sẽ khiến cho các loài tảo sinh sôi nhanh chóng không theo quy luật. 

Chính vì thế, để hạn chế được tình trạng tảo nở hoa thì có thể tham khảo các cách sau: 

  • Thực hiện công việc quản lý môi trường khu vực ven biển
  • Dùng hóa chất sinh học để ngăn chặn sự phát triển của tảo
  • Kiểm soát và xử lý nghiêm ngặt các trường hợp vi phạm trong việc xả thải nước thải chưa qua xử lý ra bên ngoài môi trường
  • Xử lý chất thải 
  • Sử dụng công nghệ để phát hiện sớm và ngăn chặn kịp thời sự phát triển của tảo. 

Hiện tại, các nhà khoa học cũng đã áp dụng công nghệ vệ tinh để theo dõi hiện tượng thủy triều đỏ và đưa ra những cảnh báo và biện pháp khắc phục kịp thời để giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng từ hiện tượng này. 

Trên đây là toàn bộ thông tin về thủy triều đỏ, những nguyên nhân và ảnh hưởng của hiện tượng này đối với sức khỏe và đời sống của con người. Hãy cùng Điện máy Sakura chung tay bảo vệ môi trường sống, bảo vệ sức khỏe của gia đình!

Bài viết khác

Sản phẩm đã xem

Yêu cầu gọi lại
Chat ngay qua Messenger Chat ngay qua Zalo

-->