Vi Sinh Xử Lý Nước Thải Là Gì? Vai Trò Và Giai Đoạn Nuôi Cấy

25-08-2023, 12:00 am

Ứng dụng vi sinh trong xử lý nước thải có lẽ đã không còn quá xa lạ đối với người nông dân. Tuy nhiên, nhiều người lại chưa thực sự hiểu rõ vi sinh trong xử lý nước thải là gì? Tầm quan trọng cũng như giai đoạn nuôi cấy vi sinh ra sao? Để có thêm thông tin chi tiết và hữu ích về vấn đề này, dienmaysakura.vn mời bạn tham khảo ngày bài viết dưới đây của chúng tôi.

Vi sinh xử lý nước thải là gì?

Vi sinh xử lý nước thải là gì?

Vi sinh xử lý nước thải là một quần thể các vi sinh được tổng hợp và bảo quản ở một môi trường nào đó như rắn, lỏng, bùn lỏng,... Chúng được ứng dụng cho việc nuôi cấy vi sinh trong quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học. Mỗi loại vi sinh vật được nuôi cấy sẽ phù hợp với mỗi loại nước thải có tính chất và thành phần khác nhau.

Tuy nhiên, điểm chung của các vi sinh này là có thể chuyển hóa liên tục các chất hữu cơ trong nước thải bằng việc tổng hợp thành các tế bào nguyên sinh mới thông qua bề mặt tế bào của chúng.

Trong các hệ thống xử lý nước thải, việc ứng dụng vi sinh được phổ biến rộng rãi và mang lại hiệu quả cao trong xử lý các chất hữu cơ hòa tan trong nước thải, hay các chất vô cơ như: H2S, Ammonia, Nito,... Tóm lại, vi sinh xử lý nước thải là một trong những phương pháp để phân hủy các tạp chất gây ô nhiễm trong nước một cách hiệu quả.

Vai trò của vi sinh trong quá trình xử lý nước thải

Vai trò của vi sinh trong quá trình xử lý nước thải

Vai trò của vi sinh trong quá trình xử lý nước thải

Ứng dụng vi sinh trong xử lý nước thải đã và đang là phương pháp phổ biến trong cuộc sống hiện nay. Nó được coi là một trong những cách thức hợp lý và đặc biệt để giúp cho những người nông dân bớt đi một phần gánh nặng trong chăn nuôi, trồng trọt.

Vi sinh trong xử lý nước thải ngày càng đóng một vai trò quan trọng và cần thiết, bởi nguồn nước từ sinh hoạt hay các khu công nghiệp ngày càng tăng đã làm ảnh hưởng ít nhiều đến tình trạng ô nhiễm nước và môi trường xung quanh mỗi chúng ta.

Vi sinh trong xử lý nước thải được chia thành 2 nhóm gồm:

Nhóm 1 sử dụng chất hữu cơ để làm nguồn năng lượng và nguồn Cacbon nhằm thực hiện các phản ứng sinh tổng hợp, được gọi là vi sinh vật dị dưỡng. Nhóm này thích hợp với các bể hiếu khí với khả năng khử mùi Amoni, ổn định quá trình Nitrat hóa trong nước thải.

Nhóm 2 là nhóm vi sinh vật tự dưỡng với khả năng oxy hóa chất vô cơ để thu nạp năng lượng, sử dụng CO2 để làm nguồn Cacbon cho quá trình sinh tổng hợp. Nhóm này thích hợp với các môi trường tăng cường độ phân hủy COD, TSS trong xử lý nước thải.

Với hệ thống xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học, quá trình vi sinh xử lý nước thải được diễn ra thông qua 2 phương pháp xử lý sinh học hiếu khí và kỵ khí:

  • Phương pháp xử lý sinh học hiếu khí: các vi sinh vật kỵ khí sẽ phân hủy các chất hữu cơ và vô cơ phần từ trong điều kiện không có Oxy.
  • Phương pháp xử lý sinh học kỵ khí: sử dụng vi sinh vật hiếu khí và phân hủy các chất hữu cơ trong điều kiện cần Oxy. Đặc biệt , quá trình này được chia thành 3 giai đoạn khác nhau là oxy hóa các chất hữu cơ, tổng hợp tế bào mới và phân hủy nội bào.

Các giai đoạn nuôi cấy vi sinh trong xử lý nước thải

Các giai đoạn nuôi cấy vi sinh trong xử lý nước thải

Các giai đoạn nuôi cấy vi sinh trong xử lý nước thải

Trong xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học, nuôi cấy vi sinh là một trong những việc đòi hỏi nhiều kinh nghiệm và kỹ năng. Quá trình này thường sẽ diễn ra cuối cùng sau khi xây dựng lắp đặt mới hoặc cải tạo hệ thống xử lý nước thải. Khả năng thích nghi và sinh trưởng của các vi sinh vật là yếu tố quan trọng để quyết định tới hiệu quả xử lý nước thải. Quy trình nuôi cấy vi sinh trong xử lý nước thải thường được thực hiện theo các giai đoạn như sau:

  • Ngày 1: Cho nước thải vào đầy 1/3 bể sinh học có sục khí + 1/3 bể nước sạch. Mục đích của việc pha loãng này chính là để làm cho tải lượng COD trong thời gian nuôi cấy vi sinh nhỏ hơn 2kg/m3. Cho men vi sinh đã được tính toán kết hợp với các dưỡng chất vi sinh vào bể. Tiếp đến sục khí liên tiếp để các vi sinh có thể thích nghi và bắt đầu tăng trưởng sinh khối.
  • Ngày 2: Cho nước lắng xuống khoảng 30 phút đến 2h, sau đó cho nước trong ra, tiếp tục cho lượng nước thải mới vào để cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho hệ vi sinh. Sục khí và tiếp tục châm thêm 1/2 đến 1/3 liều lượng vi sinh đã được tính toán ban đầu vào, bổ sung thêm hóa chất tùy thuộc vào chất lượng của bùn sinh học là như thế nào. Đến ngày thứ 3 tiếp tục làm tương tự như ngày 2. Bạn cần thường xuyên quan sát chất lượng của bùn vi sinh mà có thể châm thêm hóa chất, cứ tiếp tục làm như vậy cho đến ngày thứ 15.
  • Sau khoảng thời gian nuôi cấy đến ngày thứ 10-15: Đến khoảng thời gian này, nước thải ở trong bể đã được lắng ra ngoài, khi này cần bơm nước thải mới vào và bắt đầu hệ thống bình thường, lượng sinh khối từ đố mà cũng đã được tăng lên đến mức ổn định để xử lý chất hữu cơ.

Giai đoạn bổ sung vi sinh: Nếu hệ thống đã ổn định thì bạn chỉ cần cho trực tiếp lượng vi sinh khoảng 0,5ppm/ngày dựa vào lượng nước thải/ngày hoặc mỗi tuần vào hệ thống, tùy thuộc vào độ ổn định của hệ thống để vi sinh luôn được ổn định và xử lý tốt.

Một số chế phẩm vi sinh trong xử lý nước thải

Chế phẩm vi sinh đóng vai trò quan trọng trong xử lý nước thải bởi các vi sinh vật được sử dụng để giảm thiểu nồng độ chất hữu cơ có trong nước thải, giảm nồng độ các chất như Amoni, Nito, Nitrat ở trong nước thải, làm sạch các bề mặt chứa các chất hữu cơ lắng đọng, khử sạch mùi hôi của bãi rác, chuồng trại hoặc các khu chứa rác thải tập trung.

Hiện nay, trên thị trường có 3 loại chế phẩm vi sinh phổ biến nhất là bùn hoạt tính, chế phẩm vi sinh ở dạng bột và chế phẩm vi sinh ở dạng lỏng.

Bùn hoạt tính

Sử dụng bùn hoạt tính được đánh giá là phương pháp đem lại hiệu quả kinh tế cao trong việc nuôi cấy vi sinh xử lý nước thải. Khi kích hoạt hệ thống sẽ cần bổ sung bùn nền để thời gian sinh trưởng và phát triển của các vi sinh nuôi cấy lúc ban đầu được diễn ra nhanh hơn.

Chế phẩm vi sinh trong xử lý nước thải dạng bột

Chế phẩm xử lý vi sinh nước thải dạng bột đều là những loại enzyme được sản xuất phổ biến tại Việt Nam. Đây được xem như là một loại sản phẩm thứ cấp từ các loại vi sinh vật.

Chế phẩm vi sinh trong xử lý nước thải dạng lỏng

Men vi sinh ở dạng lỏng cũng được đánh giá là khá phổ biến trên thị trường hiện nay. Loại chế phẩm vi sinh này thường có giá thành cao, thời gian nuôi cấy lâu hơn dạng bột những có khả năng đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về vi sinh trong xử lý nước thải, hy vọng bài viết đã cung cấp được cho bạn những kiến thức hữu ích để bạn có thể áp dụng được vào thực tế cuộc sống.

Bài viết khác

Sản phẩm đã xem

Yêu cầu gọi lại
Chat ngay qua Messenger Chat ngay qua Zalo

-->