Nhà có trẻ nhỏ đi biển cần chuẩn bị gì? Danh sách món đồ phải có!

05-04-2023, 9:00 am

Đi biển vào mùa hè là thú vui hấp dẫn của bất kỳ gia đình nào, kể cả những gia đình có trẻ nhỏ. Nhưng sẽ thật phức tạp với sự chuẩn bị lích kích, con nhỏ quấy khóc, lo lắng về sức khỏe và sự an toàn của trẻ…

Đi biển cần chuẩn bị gì cho nhà có trẻ nhỏ? Làm thế nào để cả nhà có một chuyến đi biển ý nghĩa an toàn và lưu lại những khoảnh khắc đáng nhớ bên nhau mà không phải đau đầu về những trở ngại.

Cùng Điện máy Sakura gỡ rối trong bài viết danh sách món đồ “phải có” và lưu ý quan trọng khi cho gia đình có trẻ nhỏ đi biển ngay dưới đây!

Đi biển cần chuẩn bị gì cho nhà có trẻ nhỏ?

Đi biển cần chuẩn bị gì cho nhà có trẻ nhỏ?

Nguyên tắc mang đồ tối giản dành cho bố mẹ

Hãy xác định tư tưởng rằng chuyến du lịch cả nhà và mang theo con nhỏ không hề giống trải nghiệm du lịch lứa đôi hay nghỉ dưỡng tuần trăng mật.

Có không ít tình huống dở khóc dở cười của những ông bố bà mẹ lần đầu cho trẻ nhỏ đi du lịch. Nào là đồ đạc lỉnh kỉnh, mang quá nhiều thứ không cần mà thứ cần lại quên không có, nào là mang quá trời váy áo rườm rà nhưng hóa ra luộm thuộm vì phải bế con, địu con, cho con ăn sữa.

Nếu chuyến du lịch nào cũng dành riêng không gian cho hai vợ chồng thì sẽ không có những khoảnh khắc đầy đủ cả nhà bên nhau đáng nhớ lúc các con còn nhỏ.

Do đó, nếu đã muốn cho con nhỏ đi du lịch thì hãy lấy nguyên tắc tối giản đồ đạc của bản thân làm tôn chỉ. Trả lời cho câu hỏi đi biển cần chuẩn bị gì, trước tiên là cách chuẩn bị đồ đạc dành cho bố mẹ.

Chuẩn bị vừa đủ quần áo, đồ lót, giày dép, đồ tránh nắng phù hợp với số ngày đi du lịch của gia đình. Nên chọn những bọ đồ đáp ứng tiêu chí thoải mái, chất liệu tốt, giúp bạn dễ hoạt động, vận động.

Với những ông bố:

  • Áo phông có cổ, áo phông không cổ, áo ba lỗ chất cotton thấm hút mồ hôi là những món đồ phải có
  • Áo khoác mỏng dài tay hoặc sơ mi trơn
  • Quần dáng dài, quần cộc
  • Mũ, kính râm, thắt lưng
  • Giày lười hoặc dép sandal được khuyến khích lựa chọn hơn giày tây, giày da

Với những bà mẹ:

  • Quần áo bộ rời (áo phông trơn hoặc trơn cách điệu ít họa tiết, chân váy xòe) sẽ giúp các mẹ linh hoạt dễ dàng hơn nếu phải bế con nhỏ hoặc vẫn phải cho con bú
  • Váy hai dây đơn giản dáng suông rộng rãi, vải cotton thấm hút mồ hôi
  • Áo tránh nắng
  • Mũ/nón, kính râm, túi xách đơn giản
  • Giày lười, cao gót thấp được khuyến khích hơn giày cao hay giày thể thao buộc dây
  • Đồ chăm sóc da và đồ trang điểm: Tẩy trang, kem dưỡng da, kem chống nắng, son môi, bút kẻ chân mày là những món đồ cơ bản thiết yếu bạn cần mang theo. Ngoài ra hãy tiết giảm tối đa bởi bạn sự cũng không thời gian sử dụng chúng. 

Các bố các mẹ nên hạn chế tối đa phụ kiện trang sức: vòng tay, vòng cổ, khuyên tai… quần áo rườm rà họa tiết để bản thân thoải mái hơn và có thể tiện lợi trong việc bế trẻ, chăm trẻ.

Ngoài ra, cả nhà cũng có thể chuẩn bị đồ nhóm, những bộ quần áo đồng phục gia đình màu sắc tươi sáng mát mẻ để chuyến đi thêm phần thú vị và có những bức ảnh sinh động hơn.

Với những dụng cụ sinh hoạt cá nhân như: Khăn mặt, khăn tắm, kem đánh răng, máy sấy… hầu hết các khu nghỉ dưỡng hay khách sạn đều được trang bị đầy đủ nên bạn không cần mang theo khi đi du lịch biển để tránh lỉnh kỉnh đồ đạc.

Cần chuẩn bị gì khi đi biển dành riêng cho con nhỏ?

Khi cho trẻ nhỏ cùng đi du lịch, đồ đạc của bố mẹ là phần nhỏ, điều đáng quan tâm là những món đồ cần mang khi đi biển dành riêng cho trẻ.

Với trẻ nhỏ 3 - 6 tuổi hoặc 6 - 10 tuổi:

Không còn băn khoăn về đi biển cần chuẩn bị gì bởi những món đồ mặc định phải có bao gồm:

Đồ đi biển dành riêng cho trẻ từ 3 - 6 tuổi hoặc 6 - 10 tuổi

Đồ đi biển dành riêng cho trẻ từ 3 - 6 tuổi hoặc 6 - 10 tuổi

  • Quần áo của trẻ: Nên chọn quần áo mỏng nhẹ, thấm hút mồ hôi bởi trẻ sẽ di chuyển vận đồng nhiều, nên mang dư ra 2 - 3 bộ để trẻ mặc thoải mái dự phòng các phương án trẻ chạy nhảy nô đùa ra nhiều mồ hôi
  • Chuẩn bị kỹ càng đồ bơi, đồ lót cho trẻ
  • Mũ đi mưa nắng
  • Kính mát
  • Dầu tắm gội trẻ thường dùng
  • Một số loại thuốc và dụng cụ y tế cơ bản (thuốc hạ sốt, thuốc tiêu chảy, thuốc bôi muỗi côn trùng cắn…, băng urgo vết thương, nước rửa tay khô)
  • Khăn ướt, khăn giấy
  • Giấy tờ của trẻ: bản sao giấy khai sinh, hộ chiếu. Tốt nhất là làm luôn hộ chiếu cho con, rất tiện nếu đi máy bay và bắt buộc khi đi du lịch ở nước ngoài.
  • Một ít snack, bánh ngọt, kẹo cho trẻ phòng lúc trẻ đói, quấy

Với trẻ nhỏ dưới 3 tuổi hoặc chưa đầy 1 năm tuổi:

Nếu nhà có trẻ nhỏ còn ăn dặm hay bú sữa mẹ đi du lịch biển cần nhiều lưu ý hơn và đòi hỏi sự chuẩn bị công phu hơn.

Điều cần đảm bảo đầu tiên là bữa ăn và sức khỏe của bé. Trả lời câu hỏi đi biển cần chuẩn bị những gì với những gia đình có em bé thì chắc chắn không thể thiếu các đồ dụng, vật dụng sau:

  • Máy hút sữa, bình sữa
  • Sữa bột thường ngày cho bé, váng sữa, sữa chua
  • Cháo dinh dưỡng ăn liền, hộp đựng thức ăn bổ sung để có thể chế biến đồ ăn cho bé ở khách sạn, resort
  • Bình giữ nhiệt
  • Bỉm/tã cho bé
  • Gối và chăn riêng cho con
  • Kem chống hăm, kem dưỡng da, sữa tắm
  • Quần áo, tất và giày: Tốt nhất là mang một đến hai bộ đồ cho bé mỗi ngày
  • Yếm ăn cho bé
  • Nón rộng vành
  • Balo nhỏ, túi xách nhỏ cho con
  • Xe đẩy: Món đồ giúp bạn đưa bé di chuyển dễ dàng, tiện lợi và an toàn hơn cho bé
  • Ghế ngồi ô tô cho bé khi du lịch bằng ô tô hay máy bay
  • 1,2 món đồ chơi nho nhỏ mà trẻ yêu thích

Tất cả đồ dùng của trẻ nên được để ở vali riêng để dễ tìm kiếm, kiểm tra và tránh quên cái này, thiếu các kia. Ngoài ra, sức khỏe của con là điều đặc biệt cần chú trọng khi cho con du lịch ngoài trời. 

Một số mẹo hay bạn có thể áp dụng để thuận lợi suôn sẻ hơn trong chuyến du lịch gia đình có trẻ nhỏ:

Một số mẹo cho mẹ khi cho trẻ đi du lịch biển

Một số mẹo cho mẹ khi cho trẻ đi du lịch biển

  • Lên kế hoạch chi tiết lịch trình di chuyển ít nhất 1 - 2 tuần trước khi đi du lịch
  • Thu xếp đồ đạc của cả nhà 2 - 3 ngày trước ngày xuất phát
  • Kiểm tra lại một lần nữa đồ đạc của trẻ nhỏ
  • Có thể để riêng mỗi bộ quần áo của trẻ ở một ngăn/túi riêng để dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm
  • Lưu số điện thoại của bác sĩ nhi phòng khi cần trong lúc cho trẻ đi du lịch

 

 

Đi tắm biển cần chuẩn bị những gì? Làm sao để tắm biển an toàn cho trẻ 

Sau khi đã nắm rõ đi biển cần chuẩn bị gì thì không thể bỏ qua những lưu ý quan trọng và món đồ cần mang khi tắm biển. Hầu hết trẻ nhỏ thường rất thích vầy nước, đặc biệt là nước biển.

Tuy nhiên, tắm biển tiềm ẩn rất nhiều mối nguy hiểm cho trẻ như: đuối nước, bỏng rát da, say nắng, viêm phổi… Do đó, nếu bạn cho trẻ xuống nước cần những bước chuẩn bị hết sức thận trọng.

Đi tắm biển cần chuẩn bị những gì? Làm sao để tắm biển an toàn cho trẻ

Đi tắm biển cần chuẩn bị những gì? Làm sao để tắm biển an toàn cho trẻ

Lường trước những tình huống trẻ gặp phải khi đi tắm biển

Cho bé đi biển là hoạt động vui chơi ngoài trời không tránh khỏi những tình huống như:

  • Mặt trời chói chang khiến cho da bị cháy nắng, hoặc khiến cho bé mệt mỏi, cảm nắng và mất sức nhiều hơn
  • Trẻ bị đau bụng do ăn phải đồ ăn lạ, có thể là đồ biển hoặc đồ ăn không quen khiến cho dạ bé bị kích ứng
  • Cảm lạnh khi đi biển
  • Chuột rút chân, đuối nước

Việc lường trước các trường hợp sẽ giúp bạn chủ động và nhanh nhạy hơn khi xử lý thông tin và giải quyết vấn đề để đảm bảo an toàn cho con trẻ.

Đồ đạc cần mang theo trước khi cho trẻ đi tắm biển

Luôn nhớ mang theo những đồ dùng này khi cho trẻ đi biển:

  • Đồ tắm, đồ bơi 2 bộ, khăn tắm
  • Dép tông xỏ ngón
  • Nên mang theo những bộ quần áo rộng rãi, thoải mái để mặc, tiện di chuyển
  • Mang theo kính mát, mũ che nắng + kem chống nắng
  • Mang theo vật dụng y tế để xử lý các trường hợp bất ngờ xảy ra như trầy xước, đau bụng, cảm, buồn nôn, sốt,…
  • Mang theo nước uống cá nhân, đồ ăn nhẹ để lót dạ cho bé, bình sữa và đồ ăn riêng cho bé nhỏ dưới 2 tuổi.

Lưu ý ăn uống cho trẻ trước khi đi biển

Đi biển là hoạt động tốn khá nhiều calo vì bé sẽ liên tục vận động vui chơi. Việc ăn uống khi đi biển cần nhiều lưu ý an toàn:

  • Nhắc bé uống thật nhiều nước vì khi đi du lịch biển rất dễ bị mất nước do thời tiết hoặc do vận động nhiều
  • Không nên uống quá nhiều nước lạnh hoặc nước ngọt trước khi bơi, tốt nhất nên sử dụng nước lọc tinh khiết từ máy lọc nước, nếu không thì sử dụng nước suối đóng chai
  • Không nên ăn nhiều kem trong một khoảng thời gian ngắn
  • Không nên ăn quá nhiều trong các bữa ăn chính và cũng không nên để bụng quá đói
  • Hải sản có thể gây dị ứng. Vì vậy, hãy cho bé ăn từ từ từng loại để tránh hiện tượng này

Lưu ý độ tuổi cho trẻ tắm biển

Trẻ quá nhỏ dưới 12 tháng tuổi làm da còn quá non nớt dưới ánh nắng mặt trời trực tiếp. Bố mẹ chỉ nên có trẻ tiếp xúc nô đùa với nước trong thời gian ngắn và chỉ áp dụng cho trẻ đã đủ 6 tháng tuổi trở lên. 

Lưu ý thời gian cho trẻ tắm biển

Với trẻ nhỏ 1 - 3 tuổi không được cho trẻ tắm biển hay phơi nắng hay gió biển quá lâu. Thời gian tối đa cho trẻ tắm biển chỉ nên dao động 1 - 1h30 phút, nếu lâu hơn trẻ có thể bị say nắng, cảm cúm… 

Lưu ý thời điểm cho trẻ tắm biển 

Trẻ nhỏ không có thân nhiệt ổn định tốt như người lớn. Do đó, bố mẹ không được cho trẻ tắm biển vào thời điểm nhiệt độ quá cao, trên 35 độ C hoặc quá thấp trong ngày dưới 20 độ Co. Chỉ nên cho trẻ chơi ở nơi có bóng râm, thoáng mát.

Quy tắc cho trẻ tắm biển an toàn

Khi cho bé tắm biển, bố mẹ cần nắm được những quy tắc an toàn sau:

Quy tắc cho trẻ tắm biển an toàn

Quy tắc cho trẻ tắm biển an toàn

  • Quan sát điều kiện thời tiết trước khi cho con xuống biển. Không nên tắm biển khi có mưa, giông, sấm sét, không tắm biển khi trời đã tối
  • Nên khởi động cho khớp và cơ thể linh hoạt trước khi xuống biển
  • Cho con xuống nước từ từ, không nên lao mình xuống nước ngay để tránh thay đổi nhiệt độ cơ thể đột ngột dẫn đến cảm lạnh
  • Khi đã cho con xuống tắm, hãy luôn quan sát con, luôn bơi gần con, không được lơ là phút nào. Luôn hướng về phía con, không để con bơi xa bờ hoặc ở khu vực sâu quá 5m, không bơi cách xa bờ khoảng 15m

Xử lý đuối nước dù bạn không biết bơi

Lưu ý này không riêng bảo vệ trẻ mà giúp bạn bảo vệ chính mình khi đi biển chẳng may đuối nước mà không biết bơi:

  • Bình tĩnh, nhanh chóng nhắm mắt, ngậm miệng, nín thở để người nổi dần lên
  • Thả lỏng người để nước đẩy đầu nổi sát mặt nước chân ở phía  nước sâu
  • Dùng tay hoặc chân làm mái chèo, quạt nước để đầu nhô khỏi mặt nước và đi về phía trước. Trên mặt nước, há miệng to, thở vào nhanh và sâu. Dưới mặt nước, ngậm miệng, thở ra từ từ bằng mũi hoặc bằng miệng

Cho con nhỏ đi du lịch là trải nghiệm thú vị nhưng cũng đầy khó khăn. Do đó, một kế hoạch chu đáo, sự chuẩn bị kỹ càng, phương án dự phòng là điều cần thiết để chuyến đi an toàn, vui vẻ.

Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp nhà có trẻ nhỏ đi biển cần chuẩn bị gì và những chia sẻ hữu ích cho chuyến đi biển sắp tới của gia đình. Chúc bạn có chuyến đi an toàn, ý nghĩa và đáng nhớ với những thành viên nhí!

>> XEM THÊM: Cẩm nang của mẹ: Cho trẻ uống nước gì cho mát vào những ngày hè? <<<

Xem thêm: sàn phẳng Thiết kế kết cấu
Bài viết khác

Sản phẩm đã xem

Yêu cầu gọi lại
Chat ngay qua Messenger Chat ngay qua Zalo

-->