[MẸO HAY] Mách Bạn 4 Cách Xử Lý Nước Nhiễm Mặn Hiệu Quả

24-08-2023, 5:30 am

Trong một vài năm gần đây, các phương tiện truyền thông liên tục đưa ra cảnh báo về tình trạng nhiễm mặn nghiêm trọng tại khu vực tỉnh thành miền Nam khiến đời sống người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng, cuộc sống sinh hoạt bị ngưng trệ.

Vậy, nước nhiễm mặn do đâu? Có cách nào xử lý nước nhiễm mặn hiệu quả? Mọi thông tin sẽ được Điện máy Sakura giải đáp chi tiết hơn trong bài viết dưới đây!

Tìm hiểu về xử lý nước nhiễm mặn

Nước mặn là nguồn nước có chứa hàm lượng muối NACL vượt quá mức tiêu chuẩn cho phép. Theo Trung tâm phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai định nghĩa “Xâm nhập mặn là hiện tượng nước mặn với nồng độ mặn bằng 4% xâm nhập sâu vào nội đồng khi xảy ra triều cường, nước biển dâng hoặc cạn kiệt nguồn nước ngọt”.

Thông thường, tình trạng nước nhiễm mặn phần lớn do quá trình biến đổi khí hậu khiến nước biển xâm nhập mạnh vào sâu trong đất liền, khiến cho nguồn nước ở ao, hồ, sông, suối…bị nhiễm muối nặng.

Tìm hiểu xử lý nước nhiễm mặn

Tìm hiểu xử lý nước nhiễm mặn

Hiện tượng này thường chỉ xảy ra ở những vùng trũng, khu vực ven biển. Khi mùa khô hạn kéo dài, tình trạng nước ngọt ngày càng cạn kiệt khiến quá trình xâm nhập mặn của nước biển vào trong đất liền ngày càng sâu và nhanh hơn. Do đó, không chỉ với các nguồn nước ở ao, hồ, sông, suối,..mà ngay cả những mạch nước ngầm, nước giếng khoan cũng bị nhiễm mặn nặng nề, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống người dân.

Đặc biệt là các tỉnh miền Tây, người dân luôn trong tinh thần “xắn tay chống hạn mặn” mọi lúc, mọi nơi. Tình trạng thiếu nước ngọt xảy ra trên diện rộng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống của người dân.

Tình trạng xâm nhập mặn xảy ra do một vài yếu tố:

  • Vị trí địa lý: Theo đánh giá, những khu vực có độ cao thấp như Đồng bằng Sông Cửu Long là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của nước nhiễm mặn. 
  • Bề mặt phân cách: Trong tự nhiên, bề mặt phân cách giữa nước ngọt và nước mặn hiếm khi ở trạng thái ổn định. Quá trình bổ sung hoặc khai thác nước ngầm dẫn đến sự dịch chuyển bề mặt phân cách, đưa nước ngọt và nước mặn từ vị trí này sang vị trí khác. Do đó, sự thay đổi lượng nước ngầm cũng làm ảnh hưởng trực tiếp đến xâm nhập mặn.
  • Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu: Những tác động của biến đổi khí hậu như lượng mưa, nhiệt độ cũng tác động nguồn nước mặn. Lượng mưa tăng hoặc giảm sẽ làm thay đổi lượng nước ngầm được bổ sung, đồng thời cũng thay đổi tốc độ xâm nhập mặn. 
  • Hoạt động xã hội: tốc độ đô thị hóa khiến quá trình bê tông hoá diễn ra mạnh mẽ, dẫn đến việc bổ sung nước ngầm bị hạn chế. Thêm vào đó, việc khai thác nguồn nước quá mức khiến nước ngầm bị cạn kiệt nghiêm trọng, trong khi không có kế hoạch bổ sung lượng nước đã mất đi. Tình trạng cạn kiệt nước theo đó cứ ngày một gia tăng. 
  • Gia tăng dân số: Dân số gia tăng kéo theo là các hoạt động xả thải trong sinh hoạt, sản xuất cũng gây ô nhiễm nguồn nước ngầm nghiêm trọng. 

Tác hại của nước nhiễm mặn đối với cuộc sống

Theo nghiên cứu từ Tổ chức Y tế thế giới WHO và Bộ y tế Việt Nam, mỗi người nên sử dụng ít hơn 2g muối ăn mỗi ngày, bởi ăn mặn có ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ con người. 

Đối với con người 

Tác hại của nước nhiễm mặn đối với cuộc sống

Tác hại của nước nhiễm mặn đối với cuộc sống

Nước là thành phần không thể thiếu trong cơ thể con người, do đó, có tác động trực tiếp tới sức khoẻ và hoạt động thường ngày nếu sử dụng nguồn nước không đảm bảo. 

  • Muối trong nước nhiễm mặn có hàm lượng cao, khi vào cơ thể sẽ hút nước gây ra tình trạng mất nước ở cơ thể. Ngoài ra ảnh hưởng rất lớn đến hệ miễn dịch, hệ tiêu hoá.
  • Nước nhiễm mặn có thể gây ra hiện tượng mất nước, đau bụng, nôn ói, tiêu chảy khi sử dụng quá lâu. 
  • Nặng hơn là tình trạng viêm ruột cấp tính, suy giảm chức năng đề kháng, gây suy thận, suy gan.
  • Sử dụng sinh hoạt sẽ gây ra các bệnh ngoài da như viêm da, mụn nhọt, ghẻ lở,...
  • Sử dụng lên mắt sẽ gây các bệnh về mắt

Đối với sinh hoạt

Nguồn nước nhiễm mặn còn phá huỷ các thiết bị, đồ dùng sinh hoạt được làm bằng kim loại. Lượng muối sẽ tác dụng với kim loại gây ra tình trạng ăn mòn, gỉ sét, thiết bị nhanh chóng bị phá huỷ.

Sử dụng nước nhiễm mặn trong nấu ăn không những làm mất hương vị tự nhiên của món ăn mà còn tiềm ẩn nhiều nguy hại cho cơ thể. Các hoạt động sinh hoạt không được đảm bảo do hàm lượng muối trong nước quá lớn, khó khăn khi sử dụng.  

Đối với sản xuất

Nước nhiễm mặn khiến đất đai cằn cỗi, không thể trồng trọt, canh tác, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và sản lượng nuôi trồng. Nước nhiễm mặn không thể sử dụng cho tưới tiêu, khiến cây trồng bị héo, rụng lá, chết. 

Trong khi nhu cầu tưới tiêu hàng ngày là rất lớn, trung bình nếu tưới cho cây ăn quả thì cứ 3-5 ngày tưới 1 lần. Nếu không đủ nước ngọt để phục vụ tưới tiêu thì có thể dẫn đến việc chết cây trồng.

Mới đây nhất là tình hình nước nhiễm mặn nghiêm trọng ở Đồng bằng sông Cửu Long khiến người dân không có nước sạch để sử dụng, mùa vụ thất bát, tác động nặng nề đến thu nhập kinh tế của người dân. 

Nhất là khi Đồng bằng sông Cửu Long là vùng nuôi trồng trọng điểm lớn nhất của cả nước. Sản lượng cung giảm gây thiếu hụt nhu yếu phẩm, hàng xuất khẩu giảm dẫn đến nguồn thu ngoại tệ giảm.

Hướng xử lý nước nhiễm mặn hiệu quả

Nhận thức được tác động to lớn của nước nhiễm mặn tới đời sống, người tiêu dùng lo lắng kiếm tìm giải pháp xử lý triệt để nhằm bảo vệ sức khoẻ gia đình.

Phương pháp trao đổi ion

Phương pháp trao đổi ion

Phương pháp trao đổi ion để xử lý nước nhiễm mặn

Khử muối mặn trong nước bằng phương pháp trao đổi ion được đánh giá đem lại hiệu quả cao không kém gì các phương pháp xử lý khác. Cơ chế trao đổi ion thông qua bể lọc H-cationit và OH-anionit. Khi lọc nước qua bể lọc H-Cationit, muối hoà tan trong nước biến thành các axit tương ứng do kết quả trao đổi các cation của muối với các ion H+ của hạt cationit. 

Khi lọc tiếp, nước đã được khử cation ở bể lọc H-Cationit, qua bể lọc OH-anionit, các hạt anionit sẽ hấp thụ nước từ các axit mạnh như CL-, SO42-, và nhả vào nước một lượng anion OH- tương đương. 

Sau quá trình thực hiện một chuỗi các phản ứng, nước được khử mặn hoàn toàn và có thể sử dụng trực tiếp.

Làm trong nước

Có rất nhiều cách được sử dụng để làm trong nước, trong đó có 2 cách được coi là dễ làm và nhiều người dùng nhất là sử dụng phèn chua và lọc qua vải.

Phèn chua: Dùng phèn chua với liều lượng khoảng 1g với 20 lít nước. Múc một gáo nước, hoà một lượng phèn tương đương vào một bể chứa nước với thể tích hợp lý. Khuấy đều và đợi 30p cho phèn tan hết trong nước, sau đó đợi lắng cặn hết xuống đáy rồi gạn lấy nước trong. Cách làm này được coi là dễ làm nhất, được sử dụng rất nhiều tại những khu vực người dân không có điều kiện sử dụng các thiết bị can thiệp khác mà tình trạng nước nhiễm mặn ngày một nghiêm trọng.

Vải sạch: Cách truyền thống được rất nhiều bà mẹ áp dụng ngày xưa là lọc nước qua tấm vải lọc. Dùng tấm vải sạch bằng cotton lọc nước vài lần cho đến khi nước trong. Thay vải nếu thấy cặn bám trên vải lọc nhiều. 

Xem thêm: Phèn chua ứng dụng như thế nào trong đời sống?

Khử trùng nước

Đối với hộ gia đình, khử trùng nước bằng Cloramin B 25%, có 2 dạng sau: 

Dạng viên: hàm lượng 0,25gam  (hoặc 1 gam) thì dùng 1 viên 0,25gam cho 25 lít nước.

Dạng bột: dùng 0,3 gam bột cho 30 lít nước ( hoặc ⅓ muỗng canh cho 300 lít nước).

Lưu ý: 

  • Sau khi khử trùng khoảng 30p mới có thể sử dụng được bình thường. 
  • Không vừa khử trùng vừa đánh phèn vì phèn làm mất tác dụng khử trùng của Clo
  • Sau khi khử trùng ngửi thấy mùi Clo thì việc khử trùng mới có tác dụng.

Sử dụng máy lọc nước RO

Máy lọc nước nhiễm mặn công nghệ RO có màng lọc thẩm thấu ngược với các khe hở có kích thước nhỏ hơn 0,0001 micromet. Với cấu tạo như thế, tách muối ra khỏi nước nhiễm mặn, các phân tử nước sẽ đi qua màng lọc, các chất ô nhiễm và tạp chất sẽ theo đường nước thải ra phía bên ngoài.

Tuỳ thuộc vào mục đích và quy mô sử dụng, ta có thể lựa chọn lõi lọc phù hợp. thông thường máy lọc nước RO dao động từ 6-10 lõi lọc với mức giá khác nhau. 

Máy lọc nước nhiễm mặn Kangaroo với đa dạng mẫu mã, kiểu dáng, đa dạng giá cả cho người dùng có thêm nhiều lựa chọn. 

Đây được coi là phương pháp xử lý nước nhiễm mặn tiên tiến hiện nay, lại phù hợp với điều kiện kinh tế của phần lớn các hộ gia đình. Không quá khó để có thể sở hữu máy lọc nước RO cho gia đình. 

Nhất là với những khu vực bị nhiễm mặn triền miên theo chu kỳ như các tỉnh ven biển, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long thì việc trang bị máy lọc nước rất quan trọng để bảo vệ cuộc sống lâu dài.

Các phương pháp xử lý nước nhiễm mặn ở trên chỉ có tác dụng lọc sạch muối trong nguồn nước có mức độ nhiễm mặn nhẹ. Còn với những nguồn nước mặn đặc trưng, bị xâm nhập nhiễm mặn nặng, bạn cần sử dụng các thiết bị lọc chuyên dụng để đạt được hiệu quả cao hơn.

Thêm nữa, các phương pháp chỉ phù hợp với khu vực nhỏ, hộ gia đình, chứ không phù hợp với khu vực rộng lớn bị nhiễm mặn đồng bộ trên diện rộng. Khi đó, sẽ cần thêm các giải pháp khác từ các chuyên gia có kinh nghiệm. 

Trên đây là toàn bộ thông tin về nước nhiễm mặn và cách xử lý nước nhiễm mặn hiệu quả có thể ứng dụng trực tiếp. Mỗi phương pháp đều có một đặc điểm và khả năng xử lý độ mặn trong nước cũng khác nhau. Sử dụng máy lọc được coi là hướng đi nhanh và hiệu quả nhất hiện nay. 

 

Bài viết khác

Sản phẩm đã xem

Yêu cầu gọi lại
Chat ngay qua Messenger Chat ngay qua Zalo

-->