Nhận Biết Nguồn Nước Nhiễm Mặn Và Cách Xử Lý Hiệu Quả Nhất

23-08-2023, 12:00 am

Nước nhiễm mặn là hiện tượng không còn xa lạ với người dân địa phương những vùng quê ven biển.

Hệ quả của biến đổi khí hậu khiến mực nước biển tăng cao và xâm lấn vào đất liền. Các khu vực đất trồng bị nhiễm mặn, khô cằn không thể canh tác trồng trọt được. Các khu dân cư ven biển nhà nào cũng gặp phải tình trạng nước sinh hoạt nhiễm mặn.

Mỗi năm, hạn mặn ở Việt Nam lại khiến cuộc sống của bà con, người dân miền biển gặp phải muôn phần khó khăn.

Vậy, cách nhận biết nước nhiễm mặn là gì? Nguồn nước nhiễm mặn có những tác động tiêu cực nào và xử lý chúng ra sao? Cùng Điện máy Sakura tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây.

Cách nhận biết nước bị nhiễm mặn

Nước nhiễm mặn là hiện tượng nguồn nước có hàm lượng muối hòa tan (NaCl) vượt quá mức cho phép. Theo quy chuẩn của Bộ Y Tế, nguồn nước có nồng độ muối hơn 300mg/L nước là nguồn nước bị nhiễm mặn.

Nguyên nhân trực tiếp của hiện tượng nước nhiễm mặn là sự dâng lên của nước biển. Nước biển mặn xâm lấn vào đất liền, khiến nước ngầm bị nhiễm mặn và nước ngọt ở các khu dân cư chứa hàm lượng muối cao.

Khi nhìn rộng hơn, có thể thấy nguyên nhân gián tiếp của hiện tượng nước nhiễm mặn là do hai yếu tố chính:

  • Yếu tố tự nhiên: Những thay đổi của tự nhiên như biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính, băng tan,... là cơ sở dẫn tới sự thay đổi về mực nước biển.
  • Yếu tố con người: Con người tác động vào tự nhiên khiến thiên nhiên biến đổi. Ngoài ra, các hoạt động như xây đập thủy điện, khai thác mạch nước ngầm gần biển, tưới tiêu quá mức cũng khiến nước sinh hoạt của người dân bị nhiễm mặn. 

Cách nhận biết nước bị nhiễm mặn vô cùng đơn giản, dễ nhất là thử xem nước có vị mặn bất thường hay không. Để biết chính xác, bạn có thể mang mẫu nước tới các cơ sở kiểm nghiểm để đo lường hàm lượng muối hòa tan.

Cách nhận biết nguồn nước nhiễm mặn

Thông thường, nguồn nước an toàn có hàm lượng muối dưới 250mg/L nước. Nếu nguồn nước gia đình bạn đo được có lượng muối vượt quá 300mb/L thì nước sinh hoạt gia đình đã bị nhiễm mặn.

Nguồn nước nhiễm mặn cần được phát hiện và xử lý ngay bởi hiện tượng này có ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức đời sống sinh hoạt của người dân, đặc biệt là dân cư khu vực miền Tây Nam Bộ Việt Nam. 

Tác động tiêu cực của nước nhiễm mặn ở miền Tây tới đời sống sinh hoạt

Hạn mặn ở những miền quê ven biển của nước ta, đặc biệt là miền Tây những năm gần đây luôn nằm trong tình trạng đáng báo động.

Dễ thấy nguồn nước sinh hoạt nhiễm mặn đã có những tác động không hề nhỏ, ảnh hưởng tiêu cực tới con người và đời sống sản xuất nông/công nghiệp. Cụ thể:

Đối với đời sống con người

  • Việc sử dụng nước ăn uống sinh hoạt có nồng độ muối quá cao là nguyên nhân hàng đầu gây ra các vấn đề sỏi thận, sỏi tiết niệu. Ngoài ra, lượng muối tích tụ lâu ngày có nguy cơ gây ách tắc động mạch, ảnh hưởng hoạt động của tế bảo, muối hút nước khiến tế bào ngày càng teo nhỏ.
  • Nước nhiễm mặn cũng làm mất hương vị của món ăn, khiến việc điều chỉnh nêm nếm, nấu nướng trở nên khó khăn hơn.
  • Tắm rửa, giặt giũ bằng nước nhiễm mặn có thể gây một loạt các bệnh ngoài da: viêm da, ghẻ lở, hắc lào.
  • Đường ống dẫn nước, hệ thống vòi rửa kim loại dễ bị đóng cặn, ,gỉ sét, hỏng hóc khi nước sinh hoạt nhiễm mặn lâu ngày 

Ảnh hưởng của nguồn nước nhiễm mặn tới sức khỏe và đời sống

Đối với sản xuất nông/công nghiệp

  • Những nơi đất trồng trọt có nguồn nước bị nhiễm mặn dễ bị thoái hóa, cây trồng kém phát triển hoặc không thể canh tác được, nếu có chất lượng và hiệu suất nông nghiệp là rất thấp.
  • Việc tưới tiêu với nguồn nước nhiễm mặn cũng khiến cây trồng còi cọc, chậm lớn, dễ khô héo.
  • Các lò hơi công nghiệp nếu sử dụng nước nhiễm mặn sẽ rất dễ bị bám cặn, giảm tuổi thọ máy móc và dễ tăng khả năng phát nổ gây nguy hiểm.

Nguồn nước sinh hoạt nhiễm mặn khiến người dân vùng miền ven biển phải gánh chịu tình trạng thiếu nước ngọt trầm trọng. Đặc biệt là vào mùa hè thời tiết nắng nóng, đất đai khô cằn, người dân ở địa phương phải chắt chiu từng xô, từng thùng nước ngọt để sử dụng cho ăn uống, sinh hoạt.

Những gia đình canh tác đất trồng trọt, tưới tiêu cũng vô cùng khốn khổ bởi hạn mặn lấy đi toàn bộ năng suất lúa, vụ mùa cây trồng.

Ảnh hưởng của nguồn nước nhiễm mặn tới sản xuất nông/công nghiệp

Chính phủ nước ta đã có rất nhiều chính sách huy động, hỗ trợ, ủng hộ bà con miền Tây vượt qua hạn mặn bằng những việc làm thiết thực như: trao tặng bồn chứa nước nhựa, máy lọc nước uống, máy lọc nước mặn thành ngọt...

Những việc làm đó đều là góp phần không nhỏ trong công tác xử lý nước nhiễm mặn của người dân vùng quê ven biển. Trong phần tiếp theo, hãy cùng chúng tôi tổng hợp chi tiết các phương pháp lọc nước mặn hiệu quả.

Vậy, nước bị nhiễm mặn phải làm sao? Cách xử lý hiệu quả tại nhà

Hiện tượng nước nhiễm mặn luôn là trăn trở của bà con người dân miền biển. Lọc nước nhiễm mặn để an toàn sử dụng cho ăn uống sinh hoạt là việc làm cấp bách.

Bà con, người dân miền biển có thể tham khảo cách xử lý nước nhiễm mặn sau đây:

Xử lý nước nhiễm bằng cách chưng cất nhiệt

Một trong những phương pháp lọc nước truyền thống cổ xưa nhất là chưng cất nhiệt.

Phương pháp này là cách thức sử dụng nhiệt đun nóng nước cho đến khi nước bay hơi rồi ngưng tụ lại thành nước tinh khiết và muối hoàn tan trong nước được giữ lại.

Phương pháp xử lý chưng cất nhiệt

Đây là cách xử lý nước nhiễm mặn tiết kiệm nhưng hiệu quả không cao. Hơn nữa, chưng cất nhiệt đòi hỏi rất nhiều thời gian, tốn nhiên liệu, chỉ thích hợp lọc nước với lượng dung tích nhỏ.

Ưu điểm của phương pháp này này là có thể xử lý mọi loại nước nhiễm mặn với mức độ khác nhau và khá tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, nó cũng có nhược điểm lớn là mất nhiều thời gian và tồn khá nhiều nhiên liệu.

Dùng cách trao đổi ion để lọc nước nhiễm mặn

Trao đổi ion là phương pháp lọc nước chuyên nghiệp dựa trên các phản ứng, phương trình hóa học liên tiếp.

Quy trình thực hiện của phương pháp này là sự biến đổi tính chất của nguồn nước và cuối cùng lượng muối dư thừa sẽ bị loại bỏ. Phương pháp trao đổi ion có hiệu quả cao, nguồn nước đầu ra đạt chuẩn chất lượng.

Phương pháp trao đổi ion xử lý nước nhiễm mặn

Tuy nhiên, phương pháp rất khó thực hiện, cách thức phức tạp và đặc biệt chi phí cao là trở ngại lớn và bà con, người dân vùng quê ven biển.

Sử dụng máy lọc nước nhiễm mặn 

Hiện nay, cùng với sự phát triển của ngành khoa học công nghệ hiện đại, những thiết bị lọc nước với công năng ưu việt, hiệu suất cao, giá thành rẻ đã ra đời phục vụ công tác lọc nước nhiễm mặn.

Các máy lọc nước nhiễm mặn thành ngọt trên thị trường ứng dụng công nghệ RO tiên tiến đem tới khả năng lọc sạch triệt để lượng muối dư thừa, tạp chất.

Nguồn nước đầu ra từ máy lọc nước RO luôn đạt chuẩn an toàn đạt chuẩn an toàn sử dụng để ăn uống. Ngoài ra, thiết bị lọc nước cũng có đa dạng công suất, từ máy lọc nước nhỏ tới máy lọc nước công suất lớn để bà con người dân lựa chọn phục vụ nhu cầu lọc nước với quy mô khác nhau: dùng cho hộ gia đình, dùng cho tưới tiêu, sản xuất.

Máy lọc nước nhiễm mặn công suất lớn

Tóm lại, máy lọc nước là phương pháp xử lý nước nhiễm mặn hiệu quả tối ưu và tiện lợi nhất trong thời buổi hiện nay và được khuyến khích sử dụng để đảm bảo chất lượng nguồn nước ăn uống sinh hoạt.

Trên đây là toàn bộ thông tin về nguồn nước nhiễm mặn và cách xử lý nước nhiễm mặn. Hy vọng bài viết hữu ích cho bạn!

Xem thêm: sàn phẳng Thiết kế kết cấu
Bài viết khác

Sản phẩm đã xem

Yêu cầu gọi lại
Chat ngay qua Messenger Chat ngay qua Zalo

-->