[BẬT MÍ] Bị Gout Nên Uống Gì Để Giảm Triệu Chứng Bệnh?

28-08-2023, 12:00 am

Bệnh gout là nỗi ám ảnh của không ít người bởi những căn thẳng, đau đớn dai dẳng mà căn bệnh này mang lại cho người bệnh.

Một trong những yếu tố đóng vai trò quyết định trong điều trị gout chính là nắm được những nguyên tắc điều trị bệnh từ đó đưa ra được những giải pháp phù hợp nhất. Bên cạnh khẩu phần ăn uống hàng ngày, người bị bệnh gout cũng nên sử dụng một số loại đồ uống giúp hỗ trợ điều trị bệnh. 

Vậy bị gout nên uống gì để giảm triệu chứng bệnh tốt nhất? Đây hẳn là câu hỏi khiến không ít độc giả quan tâm. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn một loại “nước uống vàng” đang được sử dụng phổ biến trong điều trị gout tại Việt Nam. 

Bệnh gout là gì?

Bệnh gout (gút) hay còn gọi là thống phong, là một dạng viêm khớp gây ra những cơn đau dữ dội, đột ngột, sưng đỏ, đau nhức ở một số vị trí của các khớp và thường là ở ngón chân cái. 

Bệnh hình thành do sự rối loạn chuyển hóa nhân Purin trong thận, khiến thận bị giảm khả năng lọc axit uric từ trong máu.

Bệnh gout có nguy hiểm không?

Dựa vào mức độ nghiêm trọng, bệnh gout được chia thành 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Thông thường, ở giai đoạn này, mức axit uric trong máu đã tăng nhưng vẫn chưa thể thấy được các dấu hiệu của bệnh. Người bệnh lúc này chỉ cảm thấy những triệu chứng đầu tiên của bệnh là sau khi bị sỏi thận.
  • Giai đoạn 2: Ở giai đoạn này, nồng độ axit uric đã rất cao, người bệnh sẽ cảm thấy đau khớp nhưng cơn đau sẽ không kéo dài.
  • Giai đoạn 3: Các cơn đau trong giai đoạn này sẽ diễn ra với tần suất nhiều hơn so với trước.

Việc không điều trị sớm bệnh sẽ gây nên cảm giác đau đớn của người bệnh và những biến chứng không mong muốn như: đau khớp mãn tính, tổn thương khớp vĩnh viễn...

Nguyên nhân gây nên bệnh gout là gì?

Có 2 nguyên nhân chính gây nên bệnh gout: nguyên phát ( chiếm đa số các trường) và thứ phát:

Những nguyên nhân gây ra bệnh gout là gì?

Nguyên nhân nguyên phát

Thường xảy ra ở nam giới, độ tuổi trong khoảng 30 - 60 tuổi, con số này chiếm tới 95% tổng số người bị mắc bệnh gout. Chế độ ăn thực phẩm có nhiều purin như: tôm, gan, thận, lòng đỏ trứng, cua, nấm… được coi là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh. 

Nguyên nhân thứ phát

Nguyên nhân thứ phát được cho là do các bệnh lý có sẵn trong cơ thể từ trước đó như: suy thận, các bệnh về máu, sử dụng thuốc lợi tiểu, các loại thuốc ức chế tế bào để điều trị các bệnh ác tính và dùng thuốc kháng lao.

Việc dùng những loại thuốc trên trong một thời gian dài sẽ khiến cho cơ thể bị rối loạn chuyển hóa, tác nhân gây nên bệnh gout. 

Ngoài ra, theo đánh giá, bệnh gout cũng có thể do di truyền nhưng trường hợp này khá hiếm gặp.  

Cảnh báo những nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao 

Theo nghiên cứu từ các bệnh viện lớn hàng đầu thế giới đã chỉ ra nhóm 5 đối tượng dễ mắc bệnh gout nhất đó là: 

  • “Người thừa cân, béo phì”
  • “Gia đình có người mắc bệnh gout”
  • “Người có chế độ dinh dưỡng bất hợp lý”
  • “Người ít vận động thể lực”
  • “Những người uống nhiều bia, rượu”

Những nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh gout cao

Nguyên tắc khi điều trị bệnh gout

Việc điều trị bất kỳ một căn bệnh nào đều phải đảm bảo tuân thủ những nguyên tắc nhất định. Dưới đây là những nguyên tắc khi điều trị bệnh gout được đưa ra theo khuyến cáo của các bác sĩ chuyên ngành: 

Hạ axit uric trong máu

Tác nhân chính gây nên bệnh gout là do tăng acid uric. 

>> Do đó, điều đầu tiên cần làm để điều trị bệnh là hạ axit uric trong máu để ngăn ngừa biến chứng của bệnh đồng thời giảm những cơn đau do tái phát bệnh.

Điều trị các bệnh lý kèm theo

Khi hàm lượng axit uric dư thừa sẽ xuất hiện nhiều bệnh lý kèm theo gây hại tới sức khỏe như: đái tháo đường, béo phì, tăng mỡ máu, tăng huyết áp, xơ vữa mạch máu. 

>> Điều trị các bệnh lý kèm theo cũng là một trong những nguyên tắc bắt buộc phải thực hiện nếu muốn điều trị tận gốc bệnh gout. 

Kiềm hóa cơ thể

Lượng axit dư thừa không được loại bỏ lâu ngày sẽ tích tụ urat trong cơ thể. 

Urat là lượng protein thừa, việc cơ thể không đào thải được urat ra ngoài gây nguy hiểm tới sức khỏe.

>> Chính vì vậy, việc kiềm hóa cơ thể, làm cân bằng môi trường axit và kiềm là nguyên nhân cốt lõi để điều trị tận gốc bệnh gout.

Có thể bạn chưa biết: Nước uống hỗ trợ điều trị bệnh gout hiệu quả

Mặc dù bệnh gout làm cho người bệnh hay gặp tình trạng căng thẳng, đau đớn và mất ngủ nhưng đây được coi là một bệnh lành tính, hoàn toàn có thể khống chế và điều trị bệnh bằng việc thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống hàng ngày. 

Vậy, bị gout nên uống gì để giảm các triệu chứng của bệnh một cách tốt nhất? Một trong những nghiên cứu của Nhật Bản đã chỉ ra nước điện giải ion kiềm có tác dụng hỗ trợ điều trị, ngăn ngừa các biến chứng do bệnh gout gây nên. 

Tác dụng của nước ion kiềm đối với bệnh gout như thế nào, đọc ngay những thông tin dưới đây: 

Nước điện giải ion kiềm được các bác sĩ khuyên dùng trong việc điều trị gout 

Theo nghiên cứu tại Nhật, trong số các cơ chế giảm bệnh gout, có một điểm cần lưu ý nếu môi trường càng axit, nước tiểu càng axit thì lượng tinh thể đóng cặn càng nhiều hơn, nên người gout cần gia tăng độ kiềm trong nước tiểu.

Theo chia sẻ của Tiến sĩ, bác sĩ Đào Thị Yến Phi, Trưởng bộ môn Dinh dưỡng – An toàn thực phẩm Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP HCM cho biết: 

“Vai trò của nước điện giải ion kiềm là làm giảm độ axit trong máu và nước tiểu; tăng thải axit uric trong máu và nước tiểu ra ngoài; kéo nồng độ axit uric trong máu về mức bình thường”, bà nói.

Vì vậy người bệnh gout có thể sử dụng nước điện giải ion kiềm để hỗ trợ điều trị và giảm các biến chứng của bệnh nhưng cần sử dụng đúng mức, phù hợp với cơ thể. 

Vậy nước ion kiềm ngoài chữa bệnh gout còn có thể hỗ trợ điều trị những bệnh nào nữa? Bạn có thể tìm hiểu ngay thông tin chi tiết nhất về nguồn nước này ngay tại đây.

Lý giải tại sao nước ion kiềm lại được coi là nước uống cho người bị gout?

Đầu tiên, pH trong máu luôn phải duy trì ở mức 7.35. Nhưng trong quá trình cơ thể hoạt động sẽ luôn tạo ra axit, kéo mức pH này xuống thấp hơn so với quy định. Lúc này cơ thể sẽ cần huy động một lượng ion kiềm nhất định để trung hòa lại môi trường axit - kiềm trong cơ thể. 

Các ion kiềm có trong nước giúp “kiểm soát và trung hòa lượng axit dư” đồng thời “đẩy nhanh hàm lượng axit uric” ra khỏi cơ thể. Điều này sẽ làm thuyên giảm cơn đau, các khối sưng, viêm đỏ cho người mắc bệnh gout. 

Uống nước điện giải ion kiềm giúp hỗ trợ điều trị gout như thế nào?

Không chỉ vậy, nước ion kiềm còn giàu Hydro, có tác dụng khử oxi hóa mạnh giúp chống lại các gốc tự do, làm “giảm các biến chứng kèm theo của bệnh” như: béo phì, tăng mỡ máu, tăng huyết áp, xơ vữa mạch máu...

Uống nước ion kiềm với hàm lượng bao nhiêu để điều trị gout hiệu quả nhất?

Theo như nghiên cứu của các chuyên gia, hàm lượng Hydrogen có trong nước ion kiềm lý tưởng nhất để điều trị bệnh gout được đo là 1200 ppb.

Với hàm lượng này, người bệnh nên uống khoảng 900ml nước/ngày. Người bệnh có thể theo dõi sự thay đổi rõ rệt của bệnh chỉ sau 6 tuần sử dụng. 

Nước ion kiềm hỗ trợ điều trị gout chỉ sau 6 tuần sử dụng

Việc uống nước ion kiềm được coi là một trong những liệu pháp tự nhiên và đơn giản, an toàn tuyệt đối với cơ thể. Người bệnh có thể dễ dàng thực hiện đồng thời còn giúp mang lại hiệu quả điều trị cao nhất.

>> XEM THÊM: Uống gì để giảm axit dạ dày an toàn, hiệu quả tại nhà? <<<

Xem thêm: sàn phẳng Thiết kế kết cấu
Bài viết khác

Sản phẩm đã xem

Yêu cầu gọi lại
Chat ngay qua Messenger Chat ngay qua Zalo

-->